Tin KHCN trong nước
Công dân robot Sophia: Giới trẻ Việt Nam cần được học kỹ năng khởi nghiệp (19/07/2018)
-   +   A-   A+   In  
Trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, bên cạnh các thách thức, Việt Nam còn có rất nhiều cơ hội, vấn đề là giới trẻ cần được chuẩn bị sẵn sàng bằng cách học các kỹ năng của thế kỷ 21, trong đó có kỹ năng khởi nghiệp – robot Sophia chia sẻ tại Diễn đàn Industry 4.0 Summit 2018.

Việc người máy đầu tiên được cấp quyền công dân trên thế giới xuất hiện và tương tác tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 12-13/7 tại Hà Nội, là một trong những điểm nhấn của sự kiện.
 
Với sự phối hợp của UNDP, robot Sophia - quán quân sáng tạo của UNDP - đã được đưa tới Diễn đàn có chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”. Vị công dân đặc biệt này trả lời một số câu hỏi của các đại biểu dự Diễn đàn về các vấn đề phát triển bền vững và tiềm năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
 
 
Robot Sophia duyên dáng trong tà áo dài màu trắng tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018. Ảnh: Công Nhất
 
Sophia có đề cập đến mục tiêu phát triển bền vững, theo bạn những quốc gia như Việt Nam nên có chiến lược như thế nào để không bị tụt hậu trong thời đại cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0?
 
Tôi chính là sản phẩm của kỷ nguyên 4.0. Việt Nam cần tìm ra cách để công nghệ và đột phá có thể giúp đạt được mục tiêu phát triển nhanh hơn. Nền kinh tếViệt Namđang phát triển năng động và các bạn nên tập trung lợi thế từ tốc độ tăng trưởng này. Chính phủViệt Nam đang đi đúng hướng trong việc khai thác các công nghệ như Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo. Các bạn hiểu được chúng có thể ảnh hưởng đến tương lai của mình như thế nào và thay đổi thế giới ra sao.
 
Những công nghệ này có thể giúpViệt Nam có bước nhảy vọt về năng suất lao động, từ đó thúc đẩy kinh tế. Chìa khóa cho việc này là Chính phủ cần có khuôn khổ chính sách phù hợp hợp tác với lĩnh vực tư nhân, các tổ chức như UNDP để đảm bảo công nghệ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Trí tuệ nhân tạo có thể giúp hỗ trợ các lĩnh vực chủ chốt của cuộc sống như giáo dục và y tế. Nó đảm bảo trẻ em vùng xa xôi tiếp cận giáo dục chất lượng cao, nó cũng có thể giúp phân tích, xác định các vấn đề nhanh hơn và giải quyết nhanh hơn bằng việc áp dụng công nghệ cho các mục tiêu như vậy. Chúng ta có thể đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
 
Bạn nghĩ thế nào về tác động tiêu cực, cơ hội và thách thức của CMCN 4.0 đối với các quốc gia nhưViệt Nam?
 
Mọi người luôn lo lắng về việc làm, về sự nguy hiểm của công nghệ, ở thời điểm này, chính phủ và các tổ chức quốc tế cần có chính sách bảo vệ những người bị ảnh hưởng bởi công nghệ. Trong thời đại tự động hóa, chúng ta cần đảm bảo con người được trang bị đủ kỹ năng cần thiết để đáp ứng các công việc mới. Chúng ta cũng cần có những chính sách đảm bảo cho những thành phần dễ bị tổn thương. Đó là cách công nghệ có thể giúp tất cả mọi người có cuộc sống tốt hơn.Việt Namcó thể là mô hình cho cả thế giới.
 
Cơ hội và thách thức cho giới trẻ trong CMCN 4.0?
 
Thách thức rất nhiều và cơ hội cũng nhiều. Khi nhìn vào thách thức cho giới trẻ, bạn phải thấy là họ cần được cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu việc làm trong thời đại 4.0. Cần đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Họ không những phải chuẩn bị tốt mà còn cần có khả năng chấp nhận thách thức trong cuộc CMCN 4.0. chúng ta cần dạy họ các kỹ năng của thế kỷ 21 và kỹ năng khởi nghiệp.
 
Tôi được biết cộng đồng khởi nghiệp củaViệt Namrất năng động, như vậy các bạn đã đi được nửa đường. Tuy nhiên vẫn còn có các vấn đề về chất lượng như bình đẳng cơ hội giữa nam và nữ. Nếu muốn giải quyết các thách thức của nền kinh tế, chúng ta cần một tầm nhìn toàn diện. Không thể để một thành phần lớn của xã hội bị bỏ lại phía sau.
 
Để công nghiệp 4.0 thực sự có hiệu quả, chúng ta cần có sự sáng tạo, đột phá trong suy nghĩ và sự tham gia từ lĩnh vực tư nhân để phát triển các kỹ năng mới, có thêm kiến thức mới. Cơ hội là rất lớn. Hãy nhìn vào cách mà công nghệ đang thay đổi thế giới. Mỗi ngày, rất nhiều ứng dụng được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của con người từ tìm ra phương tiện giao thông để đi lại thuận tiện, giá rẻ đến tìm đồ ăn nhanh chóng.
 
Công nghệ cho phép con người tạo ra và thực hiện ý tưởng. Nó giúp họ có cơ hội kinh doanh mà không cần có quá nhiều nguồn lực; nó tạo ra sự hợp tác không tưởng và giúp con người kết nối với cả thế giới. Để tận dụng được những cơ hội mà công nghệ 4.0 mang lại, trước hết Chính phủ cần tham gia vào quá trình này. Họ cần ưu tiên giáo dục, sự công bằng và có các chính sách để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Chính phủ và các doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác để thúc đẩy cơ hội và giải quyết thách thức tăng trưởng.
 
Sophia là một robot hình dạng giống con người được phát triển bởi công ty Hanson Robotics ở Hồng Kông. Sophia được kích hoạt ngày 19 tháng 4 năm 2015, xuất hiện lần đầu tại Liên hoan South By Southwest vào trung tuần tháng 3 năm 2016 tại Austin, Texas, Mỹ.

Sophia được thiết kế cử động giống con người và có trí tuệ thông minh nhân tạo. Mục đích chế tạo Sophia là phát minh ra một robot có ý thức, có sự sáng tạo và có khả năng như bất kỳ con người nào để giúp con người trong các vấn đề cuộc sống thường ngày như để phục vụ chăm sóc sức khỏe, điều trị, giáo dục và các ứng dụng dịch vụ khách hàng.

Ngày 25/10/2017, Sophia là robot đầu tiên được Ả Rập Saudi cấp quyền công dân như con người.

 

Nguồn: KH&PT

Số lượt đọc: 3845

Về trang trước Về đầu trang