Tin KHCN nước ngoài
Công nghệ mới hứa hẹn phát hiện lây nhiễm nhanh và chính xác (04/07/2018)
-   +   A-   A+   In  

Mặc dù đã có các phương pháp để xác định xem liệu một người có bị bệnh truyền nhiễm hay không nhưng các phương pháp đó vẫn có hạn chế riêng. Nay các nhà khoa học từ Đại học Texas tại San Antonio (UTSA) vừa phát triển được một thứ họ tin là một kỹ thuật tốt hơn vốn kết hợp điện hóa học.

Hiện tại, các bác sĩ lâm sàng vẫn kiễm tra lây nhiễm bằng các sử dụng que đổi màu khi tiếp xúc với các chất lưu sinh học trong suốt bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, theo Giáo sư Waldemar Gorski của UTSA, đây là một quá trình khá chủ quan vì người dùng đánh giá lây nhiễm dựa trên cách họ cảm nhận màu sắc và độ sâu màu.

 

Ngoài ra, kỹ thuật không có tác dụng trên 1/3 số mẫu do thực tế chúng quá đục hoặc chứa máu.

 

Một cách khác để phát hiện lây nhiễm liên quan đến sử dụng một chiếc kính hiển vi để đếm số lượng tế bào bạch huyết có mặt trong các mẫu chất lưu sinh học – số lượng càng cao thì lây nhiễm càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đếm này là công việc ngốn thời gian và đòi hỏi phải được đào tạo đặc biệt.

 

Với ý nghĩ đó, Gorski đã cộng tác với Phó Giáo sư Stanton McHardy để tạo ra các phân tử gắn kết với các enzyme bạch huyết và sản sinh một dòng điện. Các phân tử này được chứa trên một que thử tiếp xúc với một mẫu chất lưu của bệnh nhân và sau đó được kết nối với một máy tính. Một chương trình trên máy tính hiển thị tất các các phản ứng điện hóa, chỉ ra một cách rõ ràng và khách quan độ nghiêm trọng của lây nhiễm.

 

Các dấu hiệu và triệu chứng mà người ta biểu hiện thường không phản ánh mức độ lây nhiễm họ mắc phải. Phương pháp này có thể chỉ ra một cách rất dễ dàng mức độ nghiêm trọng của một bệnh truyền nhiễm và biến việc chẩn đoán trở thành một quá trình nhanh hơn, có khả năng ngăn ngừa được một căn bệnh nghiêm trọng hơn.

Nguồn: New Atlas

Số lượt đọc: 4249

Về trang trước Về đầu trang