Tin KHCN nước ngoài
Xu hướng ứng dụng mô hình thương mại điện tử (20/07/2018)
-   +   A-   A+   In  

Thương mại điện tử (TMĐT), còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. TMĐT dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. TMĐT hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.

Khi nói về khái niệm TMĐT (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn với khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên, TMĐT đôi khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử. TMĐT chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong). 

Như vậy, TMĐT chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử. Ngoài ra, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Texas (Mỹ), các học giả cho rằng TMĐT và kinh doanh điện tử đều bị bao hàm bởi nền kinh tế Internet. 

Khác với TMĐT, thương mại truyền thống là phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất, tận dụng được tối đa mọi nguồn lực. TMĐT được tiến hành trên mạng: không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, không phân biệt nhà cung cấp nhỏ hay lớn; hiện diện trên toàn cầu cho nhà cung cấp, lựa chọn toàn cầu cho khách hàng. Các nhà cung cấp tiếp cận gần hơn với khách hàng làm tăng chất lượng dịch vụ cho người tiêu dùng. TMĐT làm tăng chi phí đầu tư cho công nghệ, người sử dụng phải luôn luôn học hỏi để nâng cao kiến thức sử dụng công nghệ. Các bên tiến hành TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.

thương mại truyền thống là sự trao đổi hàng hóa/dịch vụ của ít nhất 2 phía tham gia. Bao gồm tất cả các hoạt động của các bên tham gia để hoàn thành các giao dịch mua bán. Hệ thống trao đổi hàng hóa/dịch vụ dựa trên nguyên tắc tiền tệ. Là một kênh phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các trung gian như nhà phân phối, đại lý và các điểm bán lẻ như cửa hàng tạp hóa, cửahàng bách hóa… Các hoạt động trong một giao dịch mua bán là các hoạt động mà 2 bên mua và bán cam kết thực hiện nhằm thực hiện một giao dịch mua bán (chuyển tiền - đơn đặt hàng - gửi hóa đơn - chuyển hàng đến người mua).

Nhược điểm của mô hình thương mại truyền thống là công ty hoàn toàn thụ động trong việc kiểm soát đích đến của hàng hóa và các chương trình khuyến mãi cũng như tính liên tục trong cung ứng và sự thống nhất của giá cả đến tay người tiêu dùng. Trong khi đó, dự báo sản lượng tiêu thụ một cách chuẩn xác lại là những yếu tố mang tính quyết định giúp công ty đảm bảo tính ổn định và tăng trưởng kinh doanh của mình thì hoàn toàn xa vời.

Nguồn: Nasati

Số lượt đọc: 3215

Về trang trước Về đầu trang