Tin KHCN trong nước
Chất hút ẩm mới thấm hút nước và mồ hôi (22/06/2018)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà khoa học Ôxtrâylia đã tạo ra một loại vật liệu mới từ cacbon, có thể cách mạng hóa khả năng kiểm soát độ ẩm trong các ứng dụng đa dạng như các thiết bị điện tử, bao bì và điều hòa nhiệt độ và thậm chí có thể được sử dụng để làm sạch giày dép.

Chất hút ẩm mới được tạo ra từ graphene oxit, hoạt động tốt hơn nhiều so với các chất hút ẩm hiện có và hút nước mạnh gấp hai lần so với chất hút ẩm tiêu chuẩn của ngành công nghiệp là gel silica.

Vật liệu này do nhóm nghiên cứu đứng đầu là Tiến sĩ Rakesh Joshi tại trường Khoa Khoa học và Kỹ thuật vật liệu thuộc Đại học New South Wales, chế tạo. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Chemical Science.

TS. Joshi cho biết: “Đây là vật liệu mới ổn định cho thấy khả năng hấp thụ mạnh hơn so với các chất hút ẩm thông thường. Một ứng dụng mới mà chúng tôi đang nghiên cứu là kết hợp chất hút ẩm vào đế trong của giày để kiểm soát mùi và độ ẩm".

Chất siêu hút ẩm dựa vào graphene, một dạng cacbon rất mỏng và được tạo thành từ các lớp graphene oxit. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ hấp thụ và khử hấp thụ đặc biệt của vật liệu là do áp lực mao dẫn lớn trong các lớp mỏng và các nếp gấp giống như rãnh trên bề mặt của chúng - các quá trình này trước đây chưa được hiểu rõ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng tinh chỉnh không gian giữa các lớp graphene oxit như mong đợi, sẽ cho phép cho ra đời các chất hút ẩm tùy chỉnh để kiểm soát độ ẩm trong nhiều ứng dụng. Chất hút ẩm mới cũng có thể xả hơi ẩm ở nhiệt độ thấp tiết kiệm năng lượng, cho phép nó dễ dàng được sử dụng nhiều lần. Ngược lại, cần làm nóng để tái tạo chất hút ẩm thông thường được coi là cực kỳ tốn kém.

Giáo sư Veena Sahajwalla, đồng tác giả nghiên cứu cho rằng: “Sự kết hợp giữa khả năng hấp thụ cao và tốc độ hấp thụ nhanh có thể làm tăng đáng kể hiệu quả của bất kỳ hệ thống hút ẩm nào. Tương tự, nhiệt độ tương đối thấp vào thời điểm xả hơi ẩm có thể đạt được, mang lại những lợi ích to lớn thông qua giảm đáng kể cường độ năng lượng cần cho việc tái tạo".

Nguồn: Nasati

Số lượt đọc: 4026

Về trang trước Về đầu trang