Tin KHCN trong nước
Việt Nam có thể chụp ảnh những thiên thể mờ và xa, như tinh vân và thiên hà (19/08/2014)
-   +   A-   A+   In  

Nhóm nghiên cứu của trường Đại học sư phạm TP.HCM đã thành công trong việc quang trắc sao qua hệ kính Takahashi. Họ đã thực hiện cho một sao đơn và cụm sao mở rộng, đồng thời chụp nhiều loại thiên thể khác nhau: cụm sao mở rộng, cụm sao cầu, tinh vân, thiên hà.

Quan trắc là phép đo rất cơ bản của thiên văn quan sát thực nghiệm. Năng lượng của sao, thiên thể ở xa trong vũ trụ gửi đến kính thiên văn cho phép suy ra cấp sao. Từ cấp sao, chỉ là đại lượng so sánh độ sáng của các sao, có thể suy ra được nhiệt độ của sao. Kết hợp với quang phổ của sao, cấp sao còn cho phép đo khoảng cách sao đến Trái đất, đo khối lượng sao và tính tuổi của sao.

Trong công trình này, các tác giả sử dụng hệ kính Takahashi để thực hiện phép đo quang trắc cho sao và cụm sao mở rộng; đồng thời chụp ảnh nhiều thiên thể khác nhau. Họ chỉ sử dụng kính và CCD camera để chụp và thực hiện phân tích hình ảnh nhằm mục đích kiểm tra khả năng của hệ kính Takahashi sau khi đã được khôi phục, và các bước thực hiện sử dụng trong giảng dạy thiên văn.

Những đường phân bố cường độ sáng của các thiên thể cho thấy tính năng của phần mềm IRAF và minh chứng cho những hình ảnh do nhóm nghiên cứu chụp được. Quan sát thấy các sao trong những hình ảnh đều tròn, điều này cho thấy hệ kính đã khử được nhật động tốt.

Kết quả cho thấy, với hệ kính Takahashi của Khoa vật lý, trường Đại học sư phạm TP.HCM, hoàn toàn có thể đo được cấp sao, chụp ảnh các thiên thể khác nhau; xử lý số liệu cho hình ảnh quan sát thực tế, chứng tỏ khả năng của hệ kính Takahashi của khoa vật lý có thể chụp được những thiên thể mờ và xa như tinh vân và thiên hà.

Trong công trình này, nhóm nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý thuyết của phép đo quang trắc. Ứng dụng phép đo và sử dụng phần mềm đo được cấp sao. Đồng thời họ đã chụp được nhiều loại thiên thể khác nhau. Hướng phát triển của đề tài là trang bị hệ kính lọc để có thể khảo sát giản đồ H-R cho các sao trong cụm sao. Hướng nghiên cứu tiếp theo là sao biến quang, đo đạc cấp sao và chu kì biến quang của chúng. Các tác giả sẽ thiết kế lắp đặt một hệ phổ kế kết nối với kính để chụp quang phổ sao.

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 13320

Về trang trước Về đầu trang