Làm việc theo cặp, các rô bốt đi qua vòng ngoài của một đồ vật hoặc cấu trúc và luân phiên truyền, nhận các tín hiệu vô tuyến Wi-Fi qua đồ vật được quét. Khai thác sự khác biệt trong truyền và nhận cường độ tín hiệu Wi-Fi để phát hiện các đối tượng ẩn nấp, hệ thống sử dụng mô hình truyền sóng với độ phân giải mục tiêu khoảng 2 cm. Bằng cách đo cường độ tín hiệu nhận của các truyền sóng không dây này, rô bốt có thể lập bản đồ chính xác về cấu trúc xác định cụ thể nơi có các đồ vật rắn và những khoảng trống.
Mặc dù đây không phải những con rô bốt đầu tiên được cho là có khả năng nhìn xuyên bê tông (rô bốt giám sát Cougar20-H đã làm được điều này cách đây vài năm), nhưng các hệ thống khác dựa vào một số dãy cảm biến vô tuyến phạm vi GHz, công suất cao, về cơ bản là các hệ thống radar phức tạp. Tương tự, một hệ thống Wi-Fi cố định do Viện công nghệ Masachusetts chế tạo, có khả năng phát hiện chuyển động sau bức tường bằng cách sử dụng sóng Wi-Fi làm máy phát và máy thu, nhưng độ phân giải lại quá thấp nên không phát hiện được rõ hơn chuyển động để phân loại và xác định đối tượng.
Để lập bản đồ tọa độ của khu vực và đối tượng trong không gian, mỗi rô bốt ước tính vị trí riêng của nó và vị trí của rô bốt khác dựa vào tốc độ và khoảng cách di chuyển bằng con quay hồi chuyển và một bộ mã hóa bánh xe. Điều này xem ra gây khó khăn trong việc tiến hành các đo đạc chính xác, nên các rô bốt buộc phải di chuyển theo hướng phối hợp, song song xung quanh khu vực bên ngoài giống các hệ thống chụp hình trong y tế, nơi một máy phát di chuyển được theo dõi bởi máy nhận. Rõ ràng việc phối hợp với ăng ten parabol gắn với mỗi rô bốt có độ chính xác đủ để cho phép đạt độ phân giải hình ảnh có thể chấp nhận được.
Nhóm nghiên cứu cho rằng rô bốt UCSB có tiềm năng ứng dụng nổi bật nhất là trong việc tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt, rô bốt kích họat bằng Wi-Fi sẽ hỗ trợ việc tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát sau động đất.
Tương tự, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra khả năng kết hợp các kỹ thuật này trong việc phân loại và phát hiện các đối tượng sau những bức tường, mà không cần phá bỏ hoặc làm hỏng bất kỳ cấu trúc nào trong quá trình thực hiện. Các nhà nghiên cứu tin rằng, điều này sẽ hỗ trợ tuyệt vời cho các địa điểm khảo cổ, nơi việc lập bản đồ khu vực theo hướng không xâm lấn có thể là vô giá.
Các nhà nghiên cứu cho rằng kỹ thuật quét Wi-Fi có thể được sử dụng hiệu quả mà không cần rô bốt, bằng cách kết hợp thành các cặp truyền/phát tĩnh trong chế tạo các hệ thống phát hiện để tìm kiếm những kẻ xâm nhập ẩn nấp phía sau các bức tường hoặc ngoài phạm vi của máy dò hồng ngoại thụ động thông thường hoặc các cảm biến giám sát khác. Ngoài ra, kỹ thuật còn có tiềm năng sử dụng trong thiết bị cầm tay để theo dõi sức khỏe.
Các nhà khoa học dự kiến sẽ nghiên cứu những ứng dụng tạo ảnh khác của công nghệ, cũng như khả năng kết hợp định hướng laser để tăng độ chính xác trong không gian và cải thiện độ phân giải của các bản đồ hình ảnh.