Tin KHCN trong nước
Khám phá vũ trụ ở đài thiên văn đầu tiên của Việt Nam (05/09/2017)
-   +   A-   A+   In  
Đài thiên văn có chức năng nghiên cứu khoa học cơ bản về vật lý thiên văn quang học, phổ biến kiến thức khoa học vũ trụ cho cộng đồng.

Tọa lạc kế bên Hòn Chồng, đài thiên văn Nha Trang được xây dựng từ năm 2014 do Trung tâm Vũ trụ quốc gia (Viện hàn lâm Khoa học VN) làm chủ dự án, là hợp phần quan trọng trong dự án trung tâm vệ tinh quốc gia - dự án khoa học lớn nhất từ trước đến nay.

Thành phần quan trọng nhất của đài là kính thiên văn quang học, do Công ty MARCON của Ý chế tạo và chuyển giao công nghệ.

Phòng chiếu màn hình vòm với 6 máy chiếu kỹ thuật số, giúp người xem hiểu rõ hơn về thiên văn học
Phòng chiếu màn hình vòm với 6 máy chiếu kỹ thuật số, giúp người xem hiểu rõ hơn về thiên văn học, hoạt động của các thiên thể, các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực bằng hiệu ứng hình ảnh 3D - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)

Đối tượng nghiên cứu có thể được thực hiện trên hệ kính này là: quan sát hình thái các thiên hà, tìm kiếm thiên thể gần Trái đất, nghiên cứu khí quyển, thu thập thông tin về các vì sao ...

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng Anh - phó giám đốc đài cho biết công trình sẽ chính thức đưa vào hoạt động cuối tháng 9 năm nay.

Đài thiên văn sẽ có chức năng nghiên cứu khoa học cơ bản về vật lý thiên văn quang học, phổ biến kiến thức khoa học vũ trụ cho cộng đồng, hỗ trợ đào tạo, giảng dạy, hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vật lý thiên văn...

Đài thiên văn Nha Trang sẽ mở ra một chương mới cho công tác nghiên cứu về vũ trụ của nước ta, đồng thời sẽ là địa chỉ hấp dẫn cho du khách mỗi khi đến với thành phố biển.

Sinh viên ĐH Nha Trang nghe giới thiệu tiềm năng hoạt động của đài thiên văn
Sinh viên ĐH Nha Trang nghe giới thiệu tiềm năng hoạt động của đài thiên văn - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)

Các chuyên gia Ý lắp đặt thiết bị kỹ thuật của đài thiên văn
Các chuyên gia Ý lắp đặt thiết bị kỹ thuật của đài thiên văn - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)

Phòng trưng bày hình ảnh, hiện vật rộng khoảng 200m2
Phòng trưng bày hình ảnh, hiện vật rộng khoảng 200m2 - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng Anh và các cộng sự trong quá trình vận hành kỹ thuật kính thiên văn quang họ
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng Anh và các cộng sự trong quá trình vận hành kỹ thuật kính thiên văn quang học - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)

Đài thiên văn Nha Trang được xây dựng tại tọa độ có khả năng quan sát thiên văn tốt nhất VN
Đài thiên văn Nha Trang được xây dựng tại tọa độ có khả năng quan sát thiên văn tốt nhất VN - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)

Cán bộ, nhân viên của đài đã tiếp nhận quy trình công nghệ sử dụng kính thiên văn và các thiết bị kỹ thuật
Cán bộ, nhân viên của đài đã tiếp nhận quy trình công nghệ sử dụng kính thiên văn và các thiết bị kỹ thuật - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)

Nguồn: tuoitre.vn

Số lượt đọc: 2850

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)
  • Vệ tinh ‘made in Việt Nam’ chuẩn bị được phóng lên vũ trụ (16/08/2021)