Tin KHCN nước ngoài
Kỹ thuật tạo thành bề mặt cảm ứng trên đồ đạc (01/06/2017)
-   +   A-   A+   In  
Chỉ với một bình phun sơn, các nhà nghiên cứu Mỹ có thể tạo ra các bề mặt cảm ứng như điện thoại thông minh trên tường hay bàn ghế.

Các nhà khoa học tại Đại học Carnegie Mellon ở thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ vừa giới thiệu kỹ thuật Electrick có khả năng tạo ra bề mặt cảm ứng trên nội thất, nhạc cụ chỉ bằng cách phun sơn, theo Livescience.

Kỹ thuật Electrick sử dụng các điện cực gắn vào vật thể để xác định nơi xảy ra điểm chạm.
Kỹ thuật Electrick sử dụng các điện cực gắn vào vật thể để xác định nơi xảy ra điểm chạm.

Điều kiện để tạo ra các bề mặt cảm ứng là các vật thể phải được làm từ chất liệu dẫn điện hoặc được phủ một lớp dẫn điệnKỹ thuật Electrick sử dụng các điện cực gắn vào vật thể để xác định nơi xảy ra điểm chạm. Dù không chính xác như công nghệ cảm ứng của điện thoại thông minh, các bề mặt cảm ứng tự chế vẫn cho phép các nhà nghiên cứu thực hiện các lệnh cơ bản.

"Công nghệ này rất giống với cách các màn hình cảm ứng hoạt động", Yang Zhang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Tương tác Máy tính - Con người của Đại học Carnegie Mellon, giải thích. "Một phần dòng điện sẽ được truyền xuống đất khi ngón tay người chạm vào một trường điện. Bằng cách tìm điểm diễn ra sự truyền dẫn, chúng tôi có thể tìm ra nơi người dùng chạm vào bề mặt".

"Mục tiêu của công nghệ này là có thể biến mọi thứ thành cảm biến chạm", Zhang nói. "Công nghệ chạm đã và đang rất thành công. Đây là một cách đơn giản để tương tác với tài nguyên máy tính". Zhang cho biết các bề mặt sử dụng kỹ thuật Electrick rất bền và có thể được bảo vệ bằng một lớp phủ.

Màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh làm từ các chất liệu đắt tiền, sử dụng những kỹ thuật phức tạp và tốn kém. Theo các nhà nghiên cứu, giải pháp ít tốn kém Electrick có thể được sử dụng cho các mục đích giáo dục, giải trí hay thương mại khác.

Nguồn: Vnexpress

Số lượt đọc: 4311

Về trang trước Về đầu trang