Tin KHCN nước ngoài
Phát hiện mới: Tìm ra cách sửa tế bào già thành tế bào trẻ (03/02/2017)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã tìm ra cách để biến những tế bào già trở thành tế bào trẻ và mở ra khả năng giúp con người trường sinh bất lão.

Theo như thông tin đăng tải trên tờ Lenta.ru của Nga thì các nhà khoa học đã kéo dài telomere trong tế bào chuột thông qua sửa chữa gene.

 

Như chúng ta đã biết, telomere là những trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể. Mặc dù cũng được cấu thành từ 6 đơn phân nucleotide, nhưng telomere không mã hóa cho protein.

 

Khi tế bào phân chia, các nhiễm sắc thể bắt đầu được copy lại. Ở nhiễm sắc thể mới, đầu của nó bị rút ngắn hơn so với nhiễm sắc thể gốc. Ngoài chức năng trên, chúng còn bảo vệ các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, giữ cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.

 

Tuy nhiên, các telomere ở mỗi thế hệ tế bào đều ngắn dần cho tới khi chúng đạt tới thời điểm gọi là giới hạn Hayflick. Các tế bào khi tới giới hạn này thường không thể phân chia và chết.

 

Một vài tế bào (gốc, giới, và nhiều tế bào khác) có khả năng làm tăng độ dài telomere của mình. Điều này có thể xảy ra là nhờ một loại enzyme gọi là telomerase nội sinh. Enzyme này tự thêm nucleotid TTAGGG vào đoạn cuối nhiễm sắc thể và nếu nhân số lượng loại tế bào này thì telomere có thể phân chia không giới hạn trong một thời gian dài, trái ngược lại với Giới hạn Hayflick.

 

Tế bào gốc ở những người trưởng thành cũng già dần theo năm tháng do telomere ở tế bào này không hoạt động nhiều. Tuy nhiên, điều này cũng đủ để các cơ thể sống sống lâu hơn và giúp làm lành vết thương.

 

Khi mô tế bào sinh học bị hư hỏng, quá trình tái sinh sẽ bắt đầu. Lúc này, tế bào gốc phân chia, và tự chuyển hóa thành tế bào thương. Những tế bào này không chỉ mất khả năng chuyển hóa mà còn mất luôn khả năng tổng hợp telomere. Vì vậy, chỉ còn một số nhóm tế bào là còn khả năng phân chia vô hạn định (nếu có tế bào nào đó có khả năng phân chia vô hạn định thì đó là tế bào ung thư).

 

Điều gì đã khiến tế bào gốc thành tế bào thưởng? Nguyên nhân là dù cho mọi tế bào trong cơ thể đều có cùng một loại gene, một phần gene trong từng mô sinh học riêng biệt lại có thể tự tắt. Việc bật và tắt các gene là do các phân tử gắn với DNA và điều tiết chức năng cuả nó. Toàn bộ thành tố gắn với dãy xoắn kép đã tạo ra gen biểu sinh và gen biểu sinh ở mỗi loại mô khác nhau lại khác nhau.

Như vậy, để biến tế bào trở về tế bào gốc chúng ta cần thay đổi gene biểu sinh của nó, hay nói cách khác là lập trình lại gene.

 

Điều này có thể làm được bằng cách đưa vào tế bào 4 hợp chất đặc biệt, được gọi là thành tố Yamanaka. Những thành tố này cũng tham gia vào quá trình biểu sinh, giúp tế bào phân hóa.

Nguồn: khoahoc&phattrien

Số lượt đọc: 4162

Về trang trước Về đầu trang