Pin mặt trời sử dụng tối ưu quang phổ mặt trời ở phạm vi rất hẹp. Bức xạ không nằm trong phạm vi quang phổ hẹp này, chỉ đơn thuần làm ấm pin mà không được sử dụng. Tổn thất năng lượng đó hạn chế khoảng 30% hiệu suất tối đa của pin mặt trời.
Trong một bài báo gần đây được công bố trên Tạp chí Nature Communications, nhóm nghiên cứu đã mô tả công nghệ mới dựa vào một quá trình trung gian diễn ra giữa ánh nắng mặt trời và pin quang điện. Vật liệu phát quang do nhóm chế tạo, hấp thụ bức xạ từ mặt trời và chuyển đổi nhiệt và ánh sáng từ mặt trời thành bức xạ "lý tưởng". Bức xạ chiếu sáng pin mặt trời và nâng cao hiệu suất chuyển đổi. Kết quả là hiệu suất của pin tăng từ 30% đến 50%.
Công nghệ mới được lấy cảm hứng từ kỹ thuật làm lạnh bằng quang học, nơi ánh sáng hấp thụ được tái phát xạ ở mức năng lượng cao hơn, qua đó, làm mát bộ phát. Công nghệ của Viện Công nghệ Technion-Israel hoạt động tương tự, nhưng bằng ánh nắng mặt trời.
Nghiên cứu sinh Assaf Manor và cũng là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Bức xạ mặt trời trên đường đi đến pin quang điện, tác động vào một vật liệu chuyên dụng do chúng tôi chế tạo. Vật liệu được làm nóng bằng phần quang phổ chưa được sử dụng. Ngoài ra, bức xạ mặt trời trong quang phổ tối ưu được hấp thụ và tái phát xạ ở quang phổ xanh. Sau đó, bức xạ này được khai thác bởi pin mặt trời và cả nhiệt lẫn ánh sáng được chuyển đổi thành điện năng".