Tin KHCN trong nước
Sợi phế thải trong dệt may làm cải thiện tính bền vững của vật liệu (13/09/2016)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà khoa học từ Trường Kiến trúc tại Đại học Bách khoa Madrid (UPM) đã phát triển tấm panel với sợi phế thải trong dệt may có thể cải thiện các vấn đề về nhiệt và âm thanh của các tòa nhà và làm giảm các tác động năng lượng liên quan đến việc sản xuất vật liệu xây dựng và phát thải khí nhà kính.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu sử dụng nguyên liệu dệt may để làm ra tấm panel sử dụng được trong cả xây dựng công trình mới và cải tạo các tòa nhà. Các tấm panel được làm bằng phương pháp này nhẹ hơn so với những tấm panel tương tự trên thị trường và có hiệu quả giữ nhiệt và cách âm tốt hơn. Ngoài ra, sử dụng vật liệu tái chế góp phần làm giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng từ quá trình sản xuất đồng thời giảm tác động môi trường khi giảm lượng rác đốt và chôn lấp tại các bãi phế thải.

 

Ngành xây dựng có ảnh hưởng lớn đến mức tiêu thụ năng lượng và phát thải khí CO2 vào khí quyển. Vật liệu và quy trình sản xuất được sử dụng trong xây dựng có tác động mạnh đến hiệu quả năng lượng. Vì vậy, việc sử dụng nguyên liệu phế thải không chỉ làm giảm mức tiêu thụ năng lượng trong việc phát triển sản phẩm mới mà còn làm tăng vòng đời của chúng.

 

Vì những vấn đề môi trường như trên, một đạo luật châu Âu mới đã được ban hành vào năm 2002 để khuyến khích việc quản lý và tái chế chất thải vật liệu.

 

Mỗi năm ở EU có khoảng 5,8 triệu tấn chất thải dệt bỏ đi, chỉ có 25% lượng chất thải này được tái chế và 4,3 triệu tấn được thiêu huỷ hoặc lưu trữ tại các bãi chôn lấp. Theo thông tin được cung cấp bởi Trung tâm Thông tin Dệt may và Quần áo (CITYC), ở Tây Ban Nha vào năm 2011 có tổng cộng 301.600 tấn chất thải dệt may.

 

Mục đích của nghiên cứu này là giới thiệu lại chất thải dệt may trong chuỗi sản xuất để có được các tấm panel nội thất sử dụng trong xây dựng. Điều quan trọng là chất thải được sử dụng ở đây không đòi hỏi cách xử lý đặc biệt vì chúng là phần dư thừa của các sản phẩm được kiểm soát chất lượng như phần cắt bỏ hoặc chỉ, tơ thừa trong khi sản xuất.

 

Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa chất kết dính cho sản xuất ván có nhược điểm do lượng khí thải gây ô nhiễm, độc tính và hiệu suất cháy của nó. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã đề nghị một chất kết dính ít tiêu hao với đặc tính chống cháy tốt và lượng khí thải gây ô nhiễm thấp là vôi.

 

Từ đó, nhóm đã phát triển một tấm panel bằng sợi dệt với chất kết dính bằng vôi thủy lực tự nhiên (natural hydraulic lime). Theo các thử nghiệm, các tấm panel bằng chất thải sợi dệt có khối lượng riêng nhỏ hơn so với những tấm tương tự đang có trên thị trường. Tương tự như vậy, tấm panel mới có thể tăng cường trạng thái nhiệt bằng cách làm giảm hai lần độ dẫn nhiệt của các vật liệu thương mại khác. Đồng thời, các loại sợi dệt cũng có thể cải thiện các đặc tính âm thanh của tấm panel do khả năng hấp thụ âm thanh.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 4416

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)