Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu một số vấn đề ghép tụy trên thực nghiệm để tiến tới ghép tụy trên người ở Việt Nam (23/08/2016)
-   +   A-   A+   In  

Trong thời gian từ năm 2012-2014, nhóm nghiên cứu tại Học Viện quân y do TS. Trịnh Cao Minh làm dẫn đầu, đã hoàn thành Đề tài: “Nghiên cứu một số vấn đề ghép tụy trên thực nghiệm để tiến tới ghép tụy trên người ở Việt Nam”.


Ở Việt Nam, số người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng. Bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn, sẽ gây tử vong và tàn tật, là căn bệnh gây tử vong đứng thứ tư ở Việt Nam. Khi bệnh tiểu đường đã gây biến chứng thì ghép tụy tạng là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để điều trị và ngăn ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Để ghép tụy tạng, cần phải có người cho. Nguồn cho gồm từ người sống và từ người chết não. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nguồn hiến tạng rất hiếm.

Trong hơn 40 năm qua, kỹ thuật ghép tụy đã có nhiều tiến bộ, tỷ lệ thành công khá cao. Nhưng, đây vẫn là một phẫu thuật khó. Để chuẩn bị cho ghép tụy trên người tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu của Học Viện quân y được thực hiện nhằm rèn luyện đội ngũ và xây dựng các quy trình kỹ thuật cần thiết.

Nghiên cứu đã đánh giá nhu cầu ghép tụy và khả năng cung ứng tụy ghép từ người sống và người cho chết não. Ngoài ra, còn xây dựng các quy trình ghép tụy thực nghiệm theo 2 mô hình: ghép tụy toàn bộ đồng thời với ghép thận; ghép tụy một phần từ nguồn sống.

Cụ thể, nghiên cứu đã giải phẫu ứng dụng ngoại khoa vùng bụng lợn; xây dựng mô hình, tổ chức ghép tụy thực nghiệm có thể áp dụng cho việc tổ chức ghép tụy trên người; và xây dựng các quy trình ngoại khoa ghép tụy thực nghiệm thông qua 45 ca mổ theo 3 mô hình nghiên cứu: 
- Nhóm 1: Nghiên cứu ghép tụy toàn bộ đồng thời với ghép thận
- Nhóm 2: Nghiên cứu ghép tụy một phần từ nguồn (lợn) cho sống
- Nhóm 3: Nghiên cứu ghép tụy một phần có tạo hình mạch máu đảo chiều từ nguồn cho chết ngừng tim, đã được hòa loãng máu.

Kết quả là nhóm nghiên cứu đã xây dựng được các quy trình kỹ thuật ngoại khoa tương ứng. Nghiên cứu ghép tụy thực nghiệm đã góp phần quan trọng cho thành công của ca ghép tụy thận trên người lần đầu tiên tại Việt Nam. 

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 10916/2015) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: most.gov.vn

Số lượt đọc: 4416

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thiết bị máng dòng chảy (08/12/2022)
  • Hội thảo “Những giải pháp hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu tiềm năng” (08/12/2022)
  • Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương năm 2022 (08/12/2022)
  • Hơn 176 đơn vị tham gia Triển lãm và Diễn đàn quốc tế Foodtech & Growtech 2022 (07/12/2022)
  • Khai mạc sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 (07/12/2022)
  • Thành công từ công trình ứng dụng công nghệ thu gom, xử lý và sử dụng khí (06/12/2022)
  • Nghiên cứu thiết kế hoán cải máy rải bê tông asphalt một lớp thành máy rải bê tông asphalt hai lớp đồng thời trong điều kiện Việt Nam (06/12/2022)
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí hóa để xử lý rác thải rắn trong sản xuất công nghiệp - chế biến tạo năng lượng phục vụ cho quá trình sấy và bảo quản nông sản, thực phẩm (06/12/2022)
  • Nghiên cứu chế tạo các thiết bị làm lạnh kích thước micro mét dựa trên hiệu ứng nhiệt điện (06/12/2022)
  • Nghiên cứu phương pháp đánh giá, xác định chiều dày và tận dụng lớp bùn loãng để nâng cao hiệu quả chạy tàu tại các luồng tàu biển tại Việt Nam (06/12/2022)