Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy đo độ loãng xương toàn thân bằng tia X (23/08/2016)
-   +   A-   A+   In  

Từ tháng 2/2012-2/2014, nhóm nghiên cứu tại Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp do TS. Đỗ Văn Vũ dẫn đầu, đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy đo độ loãng xương toàn thân bằng tia X”.


Theo khảo sát của Chương trình kiểm tra sức khỏe xương của Tổ chức loãng xương thế giới (IOF) tại châu Á, năm 2009, Việt Nam có tỷ lệ dân số mắc bệnh loãng xương tương đối cao: cứ 3 người Việt Nam ở độ tuổi 30 lại có một người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương và hơn 50% người có nguy cơ mắc bệnh trước độ tuổi 50. Mặt khác, các cơ sở y tế ở nước ta hiện nay rất ít được trang bị thiết bị đo độ loãng xương hiện đại có độ chính xác cao vì cần đầu tư lớn. Điều này hạn chế việc khám và chữa bệnh loãng xương.

Vì vậy, các nhà khoa học đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy đo độ loãng xương toàn thân bằng tia X” để tạo ra sản phẩm cơ - điện tử công nghệ cao trong y tế chế tạo trong nước để thay thế hàng nhập ngoại. 

Đề tài đã thực hiện nghiên cứu tổng quan về tia X, các ứng dụng của tia X trong thiết bị y tế, đặc biệt trong máy đo độ loãng xương; khảo sát các mẫu máy đo độ loãng xương của các hãng hàng đầu thế giới; khảo sát tình hình trang bị máy đo độ loãng xương tại các bệnh viện ở Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đã thiết kế được hệ thống máy đo loãng xương với 3 thành phần chính: Phát nhận tia X, Truyền động định vị X-Y, tính toán và xử lý kết quả. Cụ thể, máy đo độ loãng xương toàn thân bằng tia X có các thông số kỹ thuật chính như sau:
- Nguồn phát tia: đến 140 kV, dạng xung
- Cảm biến số dạng phẳng 512 x 512 pixel, độ phân giải ≤ 400 µm
- Độ chính xác lặp lại: 1%
- Liều chụp: 5-15µSv (cho một vùng)
- Bàn chụp định vị bằng động cơ các tọa độ chụp X-Y và kiểu C-arm
- Máy tính thu thập xử lý tín hiệu đo sử dụng Windows XP/2000 với phần mềm chuyên dụng cho máy đo độ loãng xương.

Sản phẩm có chất lượng tương đương với sản phẩm của các nước phát triển nhưng có giá thành thấp phục vụ cho các cơ sở y tế trong nước để tiến tới xuất khẩu.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 10914/2015) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: most.gov.vn

Số lượt đọc: 5112

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)