Tin KHCN nước ngoài
"Bắt" nắng để bắt muỗi (19/08/2016)
-   +   A-   A+   In  

Mặc dù virus Zika đang là tiêu đề nổi bật trong thời gian gần đây, bệnh sốt rét vẫn là căn bệnh do muỗi truyền phổ biến hơn nhiều. Ở nhiều nơi trên thế giới, thuốc trừ sâu được sử dụng để tiêu diệt muỗi mang bệnh. Tuy nhiên, các loài côn trùng có thể hình thành và phát triển sức đề kháng với các hóa chất, cộng với các yếu tố môi trường xung quanh cần phải cân nhắc. Hiện nay, bẫy bắt muỗi sử dụng năng lượng mặt trời đang cho thấy nhiều hứa hẹn, theo một dự án thí điểm đang diễn ra tại Kenya.

Dự án "SolarMal" kéo dài ba năm đã hoàn thành gần đây, dẫn đầu bởi Giáo sư Willem Takken của Đại học Wageningen của Hà Lan, làm việc với các đồng nghiệp ở Trung tâm Sinh lý học và sinh thái côn trùng Quốc tế Kenya, và Viện Y tế công cộng và nhiệt đới Thụy Sĩ. Nghiên cứu được tiến hành tại ngôi làng trên đảo Rusinga, Hồ Victoria. 


Mỗi cái bẫy được đặt trong một gia đình, phát ra một chất hóa học mô phỏng mùi cơ thể con người. Đầu tiên muỗi bị thu hút lại gần, sau đó chúng sẽ bị hút lên bởi một quạt máy công suất 12-volt, và bị giữ lại trong lưới, cuối cùng chúng sẽ chết vì mất nước.

Do Rusinga thiếu cơ sở hạ tầng điện trung tâm, quạt máy trong những cái bẫy sử dụng điện từ các tấm năng lượng mặt trời đã được đặt vào mái nhà của các hộ gia đình. Những tấm năng lượng mặt trời cũng cung cấp điện cho việc chiếu sáng, và sạc pin điện thoại di động.

Nhìn chung, việc sử dụng bẫy làm giảm 70% lượng muỗi sốt rét có nhiều nhất trên đảo. Ngoài ra, tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét đã giảm 30% ở những nhà được thiết lập bẫy so với những hộ chưa được thiết lập.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 2885

Về trang trước Về đầu trang