Tin KHCN trong nước
Lộ trình công nghệ – hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (30/07/2016)
-   +   A-   A+   In  

Sau khi lộ trình công nghệ (TRM) được xây dựng và triển khai ứng dụng một cách hiệu quả của trong các doanh nghiệp, từ đầu những năm 2000 đến nay, các chính phủ, bộ ngành và hiệp hội đã bắt đầu sử dụng TRM trong việc hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp và thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN).

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đức Hoàng, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN khi nói về vấn đề xây dựng lộ trình công nghệ cho doanh nghiệp.

Xây dựng lộ trình công nghệ 

Với sự quan tâm ngày càng tăng trong việc phát triển các công nghệ mới và mới nổi,lộ trình công nghệ đã được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu và quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp. Các chính phủ ngày càng sử dụng phương pháp tiếp cận TRM trong công nghệ và đã triển khai xây dựng hơn 2000 lộ trình công nghệ từ quy mô ngành trở lên được xây dựng trong các lĩnh vực khác nhau trong khoảng 15 năm vừa qua. 

Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ thì TRM là một công cụ dự báo kinh doanh thực tế đem lại cho các doanh nghiệp ở trong một lĩnh vực cụ thể một con đường để dự đoán các nhu cầu công nghệ và sản phẩm tương lai của mình, và đưa ra cách thức tốt nhất để đạt được các nhu cầu đó. 

Đối với các doanh nghiệp, lộ trình công nghệ là công cụ để cụ thể hóa những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, là bí quyết kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thách thức chủ yếu đối với doanh nghiệp là phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh phức tạp. 

“Thị trường và công nghệ biến đổi nhanh chóng, sức ép về giá cả và sự đòi hỏi của khách hàng ngày càng gia tăng, vòng đời của sản phẩm và thời gian xuất hiện của sản phẩm trên thị trường ngày càng rút ngắn. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cần chú trọng vào thị trường ngày càng rút ngắn. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cần chú trọng vào thị trường tương lai của mình và sử dụng kế hoạch công nghệ chiến lược để giữ vai trò đi đầu trong bối cảnh nà”, ông Nguyễn Anh Dũng cho hay.

Thông qua quá trình xây dựng một bản TRM, các công ty có thể đóng góp và chia sẻ các nguồn lực với doanh nghiệp khác trong ngành; cùng với khách hàng để suy nghĩ và định hướng về tương lai. Đồng thời, các công ty sẽ nhận dạng những gì mà một thị trường cụ thể sẽ đòi hỏi.

Khi những nhu cầu tương lai đã được xác định, các công ty quay trở lại để khẳng định các công nghệ cần được phát triển hoặc thích nghi để đáp ứng được nhu cầu đó. Theo đó, để phát triển một TRM, ông Nguyễn Đức Hoàng cho rằng cần phải dự báo các nhu cầu thị trường, dự báo những vấn đề liên quan đến sản phẩm và dự báo những vấn đề liên quan đến công nghệ. Một giai đoạn thực hiện quan trọng tiếp theo đó là để phát triển các công nghệ đã được khẳng định.

Phát triển công nghệ lõi đảm bảo cạnh tranh

Samsung được thành lập năm 1968 và hiện nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp điện tử hàng đầu trên thế giới. Tổng doanh thu của Tập đoàn Samsung và 63 chi nhánh của nó đạt 122 tỷ USD trong năm 2004, tăng từ 102 tỷ USD trong năm 2003, chiếm 20,7 phần trăm tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc trong năm 2004. Các sản phẩm chính của Tập đoàn bao gồm DRAM bán dẫn, màn hình LCD (Liquid Crystal Display ) , và thiết bị cầm tay . Thành công của Samsung có sự đóng góp lớn của Viện Công nghệ tiên tiến Samsung – SAIT.

SAIT được thành lập năm 1987 với mục tiêu ban đầu là phát triển các công nghệ tiên tiến. Trong những thập niên 90, SAIT đã chuyển từ định hướng quản lý theo chi phí sang quản lý theo chất lượng. Sau đó, SAIT đã tập trung vào xây dựng và triển khai kế hoạch R&D trung và dài hạn dựa trên các lĩnh vực nghiên cứu chính.Từ những năm 2000 trở lại đây, các kế hoạch R&D của SAIT được gắn chặt với các kế hoạch kinh doanh của tập đoàn.

Để tồn tại và phát triển trên thị trường thế giới có mức độ cạnh tranh khốc liệt, Samsung cần thiết phải phát triển những công nghệ lõi từ công nghệ mới nổi thông qua các bằng sáng chế. Từ mục tiêu đó, SAIT đã phát triển và thúc đẩy các dự án R&D nhằm mang lại các công nghệ khác biết. Trong quá trình đó, việc lập kế hoạch của SAIT gắn chặt với chiến lược kinh doanh và lộ trinh công nghệ của tập đoàn.

Trong giai đoạn lập kế hoạch, mỗi dự án R&D đều được tham chiếu đến lộ trình công nghệ cũng như các chiến lược kinh doanh.Đây là yếu tố chính dẫn đến hiệu suất thương mại hóa rất cao của các dự án R&D của SAIT. Thông qua việc lập lộ trình công nghệ, SAIT đã phối hợp với các bộ phận kinh doanh phân bổ nguồn lực, lập kế hoạch cụ thể cho các hoạt động R&D và thương mại cũng như chuẩn bị cho việc phát triển các lộ trình công nghệ tiếp theo. Phương pháp cây công nghệ đã được SAIT sử dụng để xác định các công nghệ lõi cũng như mối quan hệ giữa các công nghệ lõi và công nghệ mới nổi. Những phân tích này được sử dụng trong việc đánh giá tầm quan trọng cũng như mức độ ưu tiên của các dự án R&D trong lộ trình công nghệ. Phương pháp TRIZ cũng được sử dụng để dự đoán quỹ đạo phát triển của các công nghệ cụ thể, từ đó tìm ra giải pháp và hướng sáng tạo mới trong các dự án R&D. 

Kết quả là trong năm 2004, 80% dự án R&D của SAIT đã được thương mại hóa so với 61% của năm 2002 và 18% của năm 1997. Bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ tăng từ 19% trên tổng số 380 trong năm 1997 đến 85% trên tổng số 1400 trong năm 2004. Đây cũng là một trong những nguyên nhân để Samsung dẫn trước các đối thủ cạnh tranh chính từ 6 tháng – 2 năm trong việc áp dụng công nghệ 56nm để sản xuất DDRAM trong giai đoạn 2007 và công nghệ 30nm trong năm 2011.

Khác với các tập đoàn lớn, lộ trình công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc hoàn toàn vào lộ trình công nghệ của các tập đoàn lớn cũng như của ngành công nghiệp và thường được hỗ trợ từ phía ngành công nghiệp và các tập đoàn trong quá trình lập lộ trình công nghệ.

Motorola,  Philips , BP, Samsung, LG, Rockwell, EDAC  là một  trong số các tập đoàn hàng đầu thế giới đã sử dụng lộ trình công nghệ như là một phần quan trọng của hệ thống sáng tạo của họ. Các tập đoàn thường mời các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vai trò là đối tác hoặc nhà cung cấp, tham gia ngay từ giai đoạn bắt đầu xây dựng lộ trình công nghệ để xác định khả năng cung cấp của các doanh nghiệp phụ trợ.Sau đó, các doanh nghiệp phụ trợ lại sử dụng lộ trình công nghệ của các tập đoàn để lên kế hoạch phát triển sản phẩm mới.Ở Singapore, điều này đã giúp tăng thời gian trong việc lập kế hoạch phát triển công nghệ-sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 4-6 tháng như trước đây lên 3-5 năm.

Ví dụ về lộ trình công nghệ của ngành công nghiệp là lộ trình công nghệ thiết kế điện tử tự động của Hiệp hội Thiết kế điện tử tự động, ông Nguyễn Đức Hoàng cho biết, đây là một hiệp hội quốc tế của các công ty phát triển các công cụ và dịch vụ cho phép các kỹ sư thiết kế vi mạch điện tử . Ngành công nghiệp thiết kế vi mạch cung cấp các công nghệ quan trọng để thiết kế thiết bị điện tử bao gồm thông tin liên lạc, máy tính, công nghệ không gian, thiết bị y tế và công nghiệp, và điện tử tiêu dùng. 

Xu hướng của khách hàng yêu cầu các công cụ mới là định hướng quan trọng để cho các nhà cung cấp thiết kế vi mạch tương thích. Trên cơ sở đó, EDAC đã xây dựng lộ trình công nghệ trong ngành công nghiệp EDAC. Đây là một chỉ dẫn quan trọng để các nhà cung cấp giải pháp thiết kế vi mạch phát triển sản phẩm và công nghệ. Các thành viên của EDAC được chia sẻ lộ trình này trên một nền tảng cố định và xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm của mình.Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được chia sẻ các bản kế hoạch của các doanh nghiệp lớn và tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ dựa trên đó.

Một ví dụ khác là chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu.  Công nghệ lượng tử ánh sáng là xu hướng chính trong quá trình đổi mới ở ngành công nghiệp châu Âu. Trong hai năm, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ về công nghệ lượng tử ở châu Âu đã xây dựng bốn lộ trình công nghệ trong bốn lĩnh vực công nghiệp: công nghệ thông tin, Y tế và phúc lợi xã hội, môi trường và năng lượng và An toàn bảo mật . 

Những lộ trình cho phép các DNVVN xác định xu hướng RTD (điốt cộng hưởng hầm) trong lượng tử ánh sáng và tích hợp chúng trong các sản phẩm, xây dựng tầm tầm nhìn ứng dụng và nhu cầu thị trường . Lộ trình công nghệ này cung cấp một danh sách các thiết bị có liên quan quang tử, vật liệu và công nghệ chế tạo, ứng dụng công nghiệp dự kiến , thời gian xuất hiện trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ xây dựng lộ trình để để tích hợp các kết quả mới nhất của RTD vào chiến lược phát triển sản phẩm của họ, nâng cao tính cạnh tranh và phát triển sáng tạo thông qua công nghệ lượng tử ánh sáng .

Lộ trình công nghệ đã mang lại cho các tập đoàn lớn công cụ hữu ích để quản lý các kế hoạch phát triển công nghệ và sản phẩm. Thông qua đó cụ thể hóa những chiến lược kinh doanh của các tập đoàn bằng cách phát triển các công nghệ lõi để đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc xây dựng lộ trình công nghệ dựa trên lộ trình công nghệ của các tập đoàn lớn hoặc ngành công nghiệp là một yếu tố rất quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì được vai trò trong chuỗi cung ứng cho các tập đoàn lớn cũng như sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp. 

Nguồn: Truyenthongkhoahoc.vn

Số lượt đọc: 4669

Về trang trước Về đầu trang