Tin KHCN trong nước
Màn hình MIT cho hình ảnh 3D mà không cần kính (27/07/2016)
-   +   A-   A+   In  

Một tiến bộ mới của MIT sử dụng một thủ thuật nổi tiếng gọi là rào cản thị sai và nâng tầm nó theo cách đặc biệt với những cử động đầu của chúng ta khi xem phim. Một nguyên mẫu nhỏ sử dụng 50 gương và thấu kính đã được phát triển, và nếu các nhà nghiên cứu có thể nâng cao được ý tưởng trên, xem phim 3D có thể trở thành tương lai của điện ảnh.

Rào cản thị sai là cách thức mà một số các thiết bị 3D hiện nay - như Nintendo 3DS - đưa đến trải nghiệm xem đa chiều trực tiếp vào mắt của chúng ta mà không cần đeo kính. Về cơ bản nó hoạt động bằng cách sắp xếp các rào cản trên màn hình (các tinh thể trong trường hợp của 3DS) cho phép mỗi bên mắt chúng ta chỉ nhìn thấy những hình ảnh hơi khác nhau. Khi não đặt những hình ảnh đó với nhau, hình ảnh chính dường như có một chiều sâu ba chiều. Nói cách khác, nó không khác gì so với những hình ảnh lập thể kiểu cũ được bán ở khắp mọi nơi.

 

Cách tiếp cận hàng rào thị sai có tác dụng trên 3DS vì người chơi về cơ bản có thể giữ màn hình ở đúng vị trí chính xác để các rào cản tương ứng với mỗi mắt và làm cho hiệu ứng 3D có tác dụng (cần lưu ý rằng 3DS XL mới sử dụng công nghệ theo dõi khuôn mặt để giữ những rào cản song song cho trải nghiệm 3D liền mạch hơn).

 

Nó có tác dụng với màn hình nhỏ, nhưng đối với màn hình lớn hơn, vấn đề trở nên phức tạp hơn. Ngay cả với tivi, rất khó để thực hiện rào cản thị sai tăng cường do mọi người ngồi ở những độ cao khác nhau trong phòng và xem từ nhiều góc độ khác nhau. Vấn đề còn khó khăn hơn nữa với quy mô lớn của một rạp chiếu phim.

 

Để khắc phục vấn đề này, các nhà nghiên cứu MIT nhận ra rằng mọi người không thực sự cử động nhiều khi ngồi xem phim trong rạp. Đầu của họ có một phạm vi giới hạn chuyển động bởi chỗ ngồi. Vì vậy, các nhà khoa học xác định rằng nếu họ có thể chiếu rào cản thị sai riêng vào từng chỗ ngồi, mỗi người có thể có được trải nghiệm 3D mà không cần phải đeo kính.

 

Nguyên mẫu chỉ lớn hơn một tờ giấy sử dụng 50 bộ gương và thấu kính, hệ thống này hiện đang được tạm gọi là Cinema 3D, chiếu các chùm hình ảnh khác nhau thông qua các rào cản thị sai được tùy chỉnh cho mỗi chỗ ngồi trong rạp.

 

Phương pháp này vẫn đang được xem xét tính khả thi về tài chính cho quy mô một rạp chiếu toàn diện, nhưng các nhà khoa học rất lạc quan rằng đây là một bước quan trọng tiếp theo trong việc phát triển hình ảnh 3D không cần kính cho khoảng không rộng như rạp chiếu phim và khán phòng.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 5002

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)