Tin KHCN trong nước
FPT được cấp 5 sáng chế về máy in 3D (27/07/2016)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 25/7, Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT (FTRI) cho biết vừa được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp Bằng độc quyền sáng chế cho 5 sáng chế về máy in ba chiều.

Theo đó, các bằng độc quyền sáng chế có mã số từ 15677-15680 đều đứng tên TS. Trần Thế Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT (FTRI). Tên sáng chế của cả 5 hồ sơ đều là Máy in ba chiều, hay thường được gọi là in 3D. Tuy cả 5 sáng chế đều có tên giống hệt nhau, nhưng theo đại diện FTRI, các máy in 3D này khác nhau về công nghệ hoặc cấu tạo.

 

Công nghệ in 3D hay công nghệ tạo mẫu nhanh là cách thức để thực hiện việc in 3D, hay cách thức để máy in 3D hoạt động. Ngày nay, công nghệ in 3D phát triển rất đa dạng, với mỗi sản phẩm 3D có thể được in ra với nhiều loại vật liệu khác nhau, vật liệu dạng khối, dạng lỏng, dạng bột bụi. Với mỗi loại vật liệu cũng có nhiều phương thức để in như sử dụng tia laser, dụng cụ cắt, đùn ép nhựa… Cách thức in thì có in từ dưới lên, in từ đỉnh xuống.

 

In 3D có hai ưu điểm lớn là công nghệ tạo mẫu nhanh và có thể chế tạo đầy đủ các chi tiết chỉ trong một lần thực hiện mà các phương pháp truyền thống không thể chế tạo được. Công nghệ in 3D được mệnh danh là không gì có có thể giới hạn được sự sáng tạo của con người, có chăng chỉ là trí tưởng tượng của người dùng.

 

Trước đó, anh Trần Thế Trung đã được cấp hai bằng độc quyền sáng chế gồm: Chuỗi các cánh diều có cơ cấu bám dây tự động và hệ thống chuỗi diều thu năng lượng gió và Hệ thống nhận biết trạng thái các ngón tay di chuyển và nhấn trên vùng không gian ảo giới hạn cùng các đồng nghiệp Phạm Bảo Thạch và Trần Đức Hải Triều.

Nguồn: truyenthongkhoahoc.vn

Số lượt đọc: 3863

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)