Tin KHCN trong nước
Tàu ngầm Hoàng Sa thử nghiệm thành công trên biển (11/07/2016)
-   +   A-   A+   In  

Sáng ngày 3/7/2016, tàu ngầm Hoàng Sa của kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa đã được tàu Hải quân hộ tống ra biển để lần đầu tiên chạy thử trên biển do chính ông Nguyễn Quốc Hòa điều khiển trên vùng biển Đông Bắc.

Sáng 5/7/2016, ông Đàm Bạnh Dương - Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN, cho biết tàu ngầm Hoàng Sa đã thử nghiệm thành công ở trạng thái nổi. Tuy nhiên, để hoàn thiện kỹ thuật, phương tiện này phải thử nghiệm thêm lần nữa ở trạng thái lặn chìm. "Sáng tạo của kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, bây giờ dùng phương tiện này đơn giản chỉ là tham gia du lịch thôi thì bắt buộc nó phải đảm bảo các tiêu chuẩn, kỹ thuật dành cho du lịch. Khi kỹ sư Hòa làm tàu Hoàng Sa thì Bộ KH&CN, Bộ quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân đã có sự tham gia đánh giá, xem xét", ông Đàm Bạnh Dương nói. Ông cho biết thêm về sự việc: Ngày 3/7/2016, thiết bị lặn của anh Nguyễn Quốc Hòa mới được Bộ Quốc phòng thử nghiệm ở trạng thái lặn nổi và cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Khâu quan trọng nhất là thử nghiệm ở trạng thái lặn chìm sẽ được thực hiện trong thời gian tới.

Theo Bộ Quốc phòng, vì sản phẩm của anh Hòa chưa được coi là tàu quân sự nên ta gọi là tàu lặn hoặc phương tiện lặn cho chính xác. Chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm như thế nào thì được gọi là tàu ngầm.

Cũng theo ông Dương, theo quy trình của Bộ Tư lệnh Hải quân phê duyệt thì ngày 3/7/2016 vừa qua mới thử nghiệm ở trạng thái lặn nổi chưa thử nghiệm ở trạng thái lặn chìm, nghĩa là còn phải có bước thứ 2 thử nghiệm ở trạng thái lặn chìm, theo Đất Việt.


"Tàu ngầm thì phải lặn được. Hôm trước ông Hòa (ông Nguyễn Quốc Hòa - chủ nhân tàu ngầm Hoàng Sa) đã thử cho tàu lặn xuống biển nhưng để đánh giá được đầy đủ thì vẫn cần một buổi thử nghiệm nghiêm túc ở nội dung này. Việc thử nghiệm lặn chìm phải đảm bảo an toàn cho người và tài sản” - ông Dương nói.

Về phương án hỗ trợ ông Nguyễn Quốc Hòa hoàn thiện tàu ngầm Hoàng Sa, ông Dương cho biết: “Các chuyên gia về tàu ngầm chủ yếu làm việc trong lĩnh vực quân sự, chúng tôi không có chuyên gia trong lĩnh vực này. Vì thế, Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Quốc phòng đã đi đến thống nhất để Bộ Quốc phòng đứng ra hỗ trợ kinh phí cũng như giúp ông Hòa hoàn thiện kỹ thuật cho phương tiện này”.

Tàu ngầm Hoàng Sa được thiết kế, chế tạo bởi ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty chế tạo cơ khí Quốc Hòa (Thái Bình). Tàu được làm bằng thép, nặng 9 tấn, dài 7 mét, ngang 2,5 m, chứa được 2 người. Tàu có vận tốc tối đa 15 hải lý/h và có thể lặn sâu 50 m.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 4708

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)