Tin KHCN trong nước
Nga tính biến dịch chuyển tức thời thành hiện thực trong 20 năm (27/06/2016)
-   +   A-   A+   In  

Chính phủ Nga công bố kế hoạch nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ dịch chuyển tức thời trong vòng 20 năm tới.

nga-tinh-bien-dich-chuyen-tuc-thoi-thanh-hien-thuc-trong-20-nam

Dịch chuyển tức thời có thể trở thành hiện thực trong 20 năm tới. Ảnh: Wordpress.

 

 

Theo Seeker, dịch chuyển tức thời, hay còn gọi là viễn tải (teleportation) là sự vận chuyển các vật hoặc hạt cơ bản từ nơi này tới nơi khác gần như ngay lập tức mà không phải di chuyển qua không gian. Kế hoạch nghiên cứu dịch chuyển tức thời của Nga nằm trong chương trình Sáng kiến Công nghệ Quốc gia với vốn đầu tư lên tới 205 triệu USD nhằm ứng dụng vật lý lượng tử và và các thành tựu của công nghệ lượng tử.

 

"Hiện nay công nghệ dịch chuyển tức thời vẫn còn lạ lẫm, nhưng các nhà khoa học ở Đại học Stanford, Mỹ, tiến hành thí nghiệm thành công ở cấp phân tử", Alexander Galitsky, một nhà đầu tư trong ngành công nghệ ở Nga, cho biết. "Phần lớn công nghệ chúng ta sử dụng ngày nay được rút ra từ phim khoa học viễn tưởng cách đây 20 năm".

 

Năm 2010, các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố họ có thể dịch chuyển tức thời thông tin trong khoảng cách 16 km. Năm 2014, một nhóm nhà nghiên cứu dịch chuyển thành công trạng thái lượng tử của hạt ánh sáng đi xa 25 km. Nhà nghiên cứu người Nhật Hiroki Takesue và đồng nghiệp có thể dịch trạng thái lượng tử của photon từ một nơi tới nơi khác ở cách đó 97 km.

 

Tuy nhiên, dịch chuyển một người từ nơi này tới nơi khác là quá trình vô cùng phức tạp. Việc này đòi hỏi phá hủy vật thể để đọc dữ liệu mã hóa trong hạt hạ nguyên tử của nguyên tử và sau đó tái tạo lại. Ngoài ra, lượng dữ liệu trong nguyên tử ở cơ thể người quá lớn đến mức cần một siêu máy tính lượng tử hiệu quả để xử lý.

 

Điều khả thi nhất mà con người có thể thực hiện trong vòng 20 năm tới là dịch chuyển tức thời thông tin, giúp tạo ra mạng máy tính mới siêu nhanh.

Nguồn: vnexpress.net

Số lượt đọc: 6227

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)