Tin KHCN trong nước
Chọn tạo và phát triển giống Bông chuyển Gen Bt kháng sâu (08/04/2016)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố do TS. Lê Quang Quyến dẫn đầu, đã chọn tạo và phát triển thành công giống bông chuyển gen Bt kháng sâu trong khuôn khổ Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020.

Ở Việt Nam, bông là cây trồng truyền thống, được trồng ở nhiều vùng Tây Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng bông thấp, chỉ đáp ứng 5% nhu cầu của ngành dệt may. Có nhiều nguyên nhân hạn chế mở rộng diện tích và tăng sản lượng bông, nhưng chủ yếu vẫn là sâu hại. Trong đó, sâu xanh là loài nguy hiểm nhất, có mặt và gây hại nặng ở hầu hết các vùng trồng bông từ Bắc tới Nam và là đối tượng cần phòng trừ. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tiến hành chọn tạo ra các dòng bông chuyển gen Bt có tính kháng sâu xanh cao, năng suất cao, chất lượng xơ tốt tiến tới cung cấp cho ngành sản xuất bông trong nước.

 

Kết quả nghiên cứu đã chọn lọc, phát triển và đánh giá an toàn sinh học ở quy mô hạn chế được bốn dòng chuyển gen Bt kháng sâu M1, M17, M40 và M54 với các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu sau:

 

- Gen chuyển: CryIAc, 1 bản sao, di truyền ổn định qua 5 thế hệ.

- Đặc tính kháng sâu xanh: Có độ độc tính mạnh với sâu tuổi nhỏ; Theo bộ phận: lá non, nụ và quả non gây chế sâu xanh cao (≥ 80%); khả năng kháng giảm dần theo thứ tự: lá non > nụ > quả non > hoa; Theo thời gian sinh trưởng: kháng cao ở giai đoạn trước 75 ngày sau gieo; cây càng già khả năng kháng càng giảm.

- Khả năng kháng sâu hồng: gây chết xấp xỉ 80% sâu non khi nuôi bằng nụ.

- Đánh giá rủi ro: 4 dòng chuyển gen không thể hiện sự sinh trưởng vượt trội, lấn át so với giống nền MCU9; ngoài đặc tính kháng một số loại sâu thuộc bộ cánh vảy (sâu xanh, sâu hồng), 4 dòng bông chuyển gen không tồn tại nguy cơ ảnh hưởng tới các loài sâu hại không chủ đích và thiên địch của chúng; 4 dòng bông chuyển gen không làm ảnh hưởng đến quần xã Collembola trong đất.

- Năng suất: đạt 20,7 - 23,6 tạ/ha tương đương với giống gốc MCU9 (21,1 tạ/ha) tại Đắc Lắc và đạt 26,2-29,5 tạ/ha cao hơn giống gốc MCU9 (24,5/ha) tại Bình Thuận trong điều kiện áp lực sâu xanh cao.

- Chất lượng xơ bông: tương đương giống gốc MCU9, bao gồm chiều dài 29,5-31,5 mm; độ đồng đều 85,3-87,5%; chỉ số độ mịn 3,95-4,44 Mi; chỉ số độ chín 0,86-0,91; và độ bền ≥ 31,8g/tex.

 

Nhóm nghiên cứu đưa ra đề nghị tiếp tục khảo nghiệm trên diện rộng tiến tới sản xuất thử nghiệm đối với bốn dòng bông chuyển gen Bt kháng sâu M1, M17, M40 và M54.

 

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo KQNC Đề tài (Số đăng ký 11599/2015) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 6686

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thiết bị máng dòng chảy (08/12/2022)
  • Hội thảo “Những giải pháp hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu tiềm năng” (08/12/2022)
  • Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương năm 2022 (08/12/2022)
  • Hơn 176 đơn vị tham gia Triển lãm và Diễn đàn quốc tế Foodtech & Growtech 2022 (07/12/2022)
  • Khai mạc sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 (07/12/2022)
  • Thành công từ công trình ứng dụng công nghệ thu gom, xử lý và sử dụng khí (06/12/2022)
  • Nghiên cứu thiết kế hoán cải máy rải bê tông asphalt một lớp thành máy rải bê tông asphalt hai lớp đồng thời trong điều kiện Việt Nam (06/12/2022)
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí hóa để xử lý rác thải rắn trong sản xuất công nghiệp - chế biến tạo năng lượng phục vụ cho quá trình sấy và bảo quản nông sản, thực phẩm (06/12/2022)
  • Nghiên cứu chế tạo các thiết bị làm lạnh kích thước micro mét dựa trên hiệu ứng nhiệt điện (06/12/2022)
  • Nghiên cứu phương pháp đánh giá, xác định chiều dày và tận dụng lớp bùn loãng để nâng cao hiệu quả chạy tàu tại các luồng tàu biển tại Việt Nam (06/12/2022)