Tin KHCN trong nước
Xây dựng thành công quy trình sản xuất 3 loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, tiểu đường (07/04/2016)
-   +   A-   A+   In  

Đây là một trong những kết quả chính của đề tài “Nghiên cứu bào chế một số thuốc viên điều trị bệnh tim mạch và tiểu đường tác dụng kéo dài sử dụng tá dược HPMC tạo cốt thân nước” (mã số KC.10.15/11-15) do TS. Nguyễn Thị Thanh Duyên, Trường đại học Dược Hà Nội cùng cộng sự thực hiện.

Toàn cảnh buổi họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu

 

Đề tài thuộc Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” (KC.10/11-15). Đề tài vừa được Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước do Bộ KH&CN tổ chức nghiệm thu ngày 05/4/2016 tại Hà Nội.

 

Thuốc giải phóng kéo dài (GPKD) hay dùng trong điều trị các bệnh mạn tính như: bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,... Cấu trúc thuốc GPKD dạng hệ cốt thân nước với nguyên liệu chủ yếu tạo cốt là HPMC có nhiều ưu điểm như: không độc, kỹ thuật sản xuất đơn giản, dễ đồng đều về chất lượng giữa các lô, mẻ,... nên có khả năng ứng dụng vào sản xuất công nghiệp.

 

TS. Nguyễn Thị Thanh Duyên cho biết, 3 dược chất được lựa chọn để nghiên cứu đưa vào dạng thuốc GPKD - hệ cốt thân nước là: indapamid, felodipin và glipizid thuộc nhóm điều trị tim mạch và tiểu đường. Các thuốc đối chiếu được lựa chọn trước khi nghiên cứu gồm: đối với Indapamid nhóm nghiên cứu chọn thuốc Natrilix SR 1,5 mg – Les laboratoires Servie Industrie – Pháp (cấu trúc cốt thân nước); với Felodipin chọn viên Plendil®ER 5mg AB- AstraZeneca - Thụy Điển (cấu trúc cốt thân nước). Với Glipizid do trên thị trường không mua được dạng cốt thân nước của các nước Châu Âu, nên nhóm nghiên cứu lựa chọn Glynase XL của USV limited - Ấn Độ làm đối chiếu, ngoài ra còn được so sánh với viên Ozidia của Pháp - cấu trúc viên dạng bơm thẩm thấu.

 

Triển khai thực hiện từ 01/10/2012, đến nay, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được công thức bào chế 3 loại viên nén giải phóng kéo dài có cấu trúc HPMC: viên nén indapamid GPKD 1,5 mg, viên nén felodipin GPKD 5 mg, viên nén glipizid GPKD 10 mg; xây dựng thành công quy trình sản xuất 3 loại viên nén GPKD trên quy mô 10.000 viên/lô và khảo sát, thẩm định tính ổn định của quy trình sản xuất này.

 

Viên nén indapamid GPKD 1,5 mg

 

Đồng thời đưa ra báo cáo độ ổn định của 3 loại viên nén; đánh giá tương đương sinh khả dụng in vitro của viên nén indapamid GPKD 1,5 mg, viên nén felodipin GPKD 5,0 mg và glipizid GPKD 10,0 mg bào chế được so với các viên đối chiếu.

 

Cùng với đó, công bố 9 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước, đào tạo 3 thạc sỹ chuyên ngành Công nghiệp Dược và Bào chế thuốc và hiện đang đào tạo 2 nghiên cứu sinh.

 

Có thể nói, đề tài đã hoàn thành mục tiêu đề ra gồm các nội dung khoa học; tiếp cận và thực hiện được công nghệ bào chế thuốc GPKD hệ cốt thân nước; phối hợp được với đơn vị khác về thẩm định tiêu chuẩn chất lượng, đánh giá tương đương sinh học. Một số nội dung vượt chỉ tiêu so với yêu cầu đặt ra.

 

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thị Thanh Duyên, để đảm bảo quy trình sản xuất ổn định và đưa thuốc vào sản xuất công nghiệp, nhóm nghiên cứu đã đề xuất tiếp tục nâng cấp quy mô và tiến hành sản xuất thử nghiệm. Hoàn thiện đánh giá tương đương sinh học khi các sản phẩm đã hoàn thiện nâng cấp ở quy mô 100.000 viên/lô.

 

“Hiện nay Công ty cổ phần Dược và Trang thiết bị y tế Bình Định đã có trao đổi và muốn xem xét lựa chọn sản phẩm của đề tài để hoàn thiện ở quy mô 100.000 viên/lô trước khi xin phép được sản xuất thử nghiệm”, TS. Nguyễn Thị Thanh Duyên cho biết thêm.

Nguồn: most.gov.vn

Số lượt đọc: 6844

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)