Tin KHCN trong nước
Ứng dụng gene mã hóa IL – 12 trong điều trị ung thư tế bào gan (18/03/2016)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 12/3/2016, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng gene mã hóa IL-12 trong điều trị ung thư tế bào gan” (mã số KC.04.11/11-15) do PGS. TS Nguyễn Lĩnh Toàn, Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng làm chủ nhiệm.

Toàn cảnh buổi họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước đề tài KC.04.11/11-15

 

Đề tài thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học” (KC.04/11-15), được thực hiện từ 01/10/2012 - 01/09/2015. Mục tiêu của đề tài là có được quy trình tạo virus tái tổ hợp mang gen mã hóa IL-12 chuyển và biểu hiện được trong tế bào động vật và tổng hợp được Protein tái tổ hợp IL-12; đánh giá tính an toàn và hiệu lực của virus mang gen IL-12 và protein tái tổ hợp IL-12 trên mô hình ung thư gan thực nghiệm.

 

Sau quá trình triển khai, đến nay PGS.TS Nguyễn Lĩnh Toàn cùng cộng sự đã tạo được các quy trình: quy trình tạo vector mang gen mã hóa IL-12 chuyển và biểu hiện được trong tế bào động vật; quy trình sử dụng retrovirus vector trong chuyển gene vào tế bào động vật có vú; quy trình biểu hiện và tinh chế protein IL-12 tái tổ hợp từ tế bào động vật có vú. Đồng thời xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của hệ vector mang gen IL-12; báo cáo đánh giá tính an toàn của hệ vector tạo ra; báo cáo đánh giá hiệu lực của hệ vector tạo ra trên mô hình ung thư gan thực nghiệm.

 

Cùng với đó, đề tài đã công bố 8 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước, góp phần đào tạo 2 thạc sĩ, 1 tiến sĩ, 2 cử nhân chuyên ngành công nghệ sinh học. Đặc biệt, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN đã chấp nhận 2 đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kết quả của đề tài là “Vector HDAd-gfp-hlL12 sử dụng để tạo virus tái tạo tổ hợp mang gen IL12 người” và “Dòng tế bào mang retrovirus biểu hiện protein IL-12”.

 

Nhóm nghiên cứu kiến nghị được tiếp tục nghiên cứu đánh giá tính ổn định, trình sản xuất Ad.IL-12 và Protein IL-12 tái tổ hợp đạt tiêu chuẩn thuốc tiêm, đánh giá an toàn trên các động vật khác, ảnh hưởng trên di truyền, chức năng sinh sản,… Cùng với đó, nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất quy mô lớn đảm bảo số lượng dùng trên lâm sàng.

Nguồn: most.gov.vn

Số lượt đọc: 6971

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)