Tin KHCN trong tỉnh
Nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn độc đáo (04/11/2013)
-   +   A-   A+   In  

Xuất thân là những nông dân, một số doanh nhân ở khu vực nông thôn ở huyện Châu Đức đã mày mò học nghề cơ khí chế tạo máy, xây dựng sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường rất độc đáo. Sản phẩm của họ không chỉ có mặt ở trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Theo ông Phạm Văn Long, Phó chủ tịch UBND huyện Châu Đức, nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn có chất lượng và thân thiện với môi trường…, năm 2013 UBND huyện Châu Đức đã bình chọn 10 sản phẩm công nghiệp tiêu biểu. Nhiều sản phẩm tham gia bình chọn gắn liền với tên tuổi của các cơ sở sản xuất và đã được nhiều người biết đến như: các sản phẩm máy nông nghiệp của Hoàng Phi, sản phẩm gỗ gia dụng của Năm Bách, sản phẩm ca cao và khu du lịch của Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ sản xuất ca cao Thành Đạt….

Anh Nguyễn Thành Tâm, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất Hoàng Phi, cho biết, ba anh là một nông dân, ngoài làm ruộng, ông còn mày mò học nghề chế tạo máy. Và từ những mảnh sắt vụn mua được từ đồ phế thải, ông đã chế tạo ra các loại máy bóc đậu phộng, bóc vỏ đậu xanh,... Năm 2005, anh Nguyễn Thành Tâm đi tu nghiệp ở Nhật, học được quy trình máy ép củi mùn cưa và chế biến trấu thành củi. Thấy trong xã có rất nhiều máy xay xát gạo, mỗi lần người dân đem trấu đi đổ, hoặc đốt vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa mất vệ sinh, Công ty Hoàng Phi quyết định chế tạo máy biến trấu thành củi. Suốt ba năm nghiên cứu, sau nhiều lần thay đổi mẫu mã, cấu trúc máy, chiếc máy ép củi trấu đầu tiên đã thành hình. Hiện nay, mỗi tháng Hoàng Phi xuất xưởng 20 máy, sản phẩm có mặt ở hầu hết các tỉnh thành tronng cả nước. Ngoài ra, máy ép củi trấu và mùn cưa của Hoàng Phi được xuất khẩu qua các nước Campuchia, Lào, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc.

Theo ông Tường, củi trấu cháy triệt để, sinh nhiệt tốt (3.800Kcal/kg). Do trong trấu, thành phần chất xơ chiếm 75%, dễ bén lửa nên khi cháy không có khói và mùi tỏa ra rất dễ chịu. Không những vậy, khả năng duy trì sự cháy của củi trấu lâu hơn so với các nhiên liệu đốt khác như than đá, củi gỗ... Có thể sử dụng củi trấu cho nhiều dạng lò đốt truyền thống và công nghiệp. Mặt khác, củi trấu lại giảm thiểu được lượng chất thải ra môi trường, không độc hại như than đá. Tàn tro của củi trấu sau khi đốt được sử dụng trong việc cải tạo đất. Củi trấu được dùng trong lò hơi như công nghệ nhuộm vải, lò nung gạch cao cấp, trong lò sấy nông sản, hải sản; dùng được cả trong lò sưởi xứ lạnh nên đã có được chỗ đứng trên thị trường ở một số nước ngoài Việt Nam quan tâm. Hiện tại, Hoàng Phi còn sản xuất thành công máy tách hạt đa năng và đang giới thiệu ra thị trường trong nước.

Còn Công ty TNHH ca cao Thành Đạt (xã Xà Bang) có những sản phẩm được hình thành từ ý tưởng độc đáo, tận dụng những nguồn nguyên liệu gần gũi. Theo ông Trịnh Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH ca cao Thành Đạt xuất phát từ mong muốn xây dựng thương hiệu và quảng bá cho sản phẩm ca cao của tỉnh, công ty đã tổ chức các tour du lịch để giới thiệu cho khách hàng của công ty. Theo đó, du khách đến đây không chỉ được thưởng thức các sản phẩm chế biến từ cacao như sôcôla, rượu cacao, bột cacao, nước ép cacao…, mà còn tận mắt tham quan vườn cây giống, vườn cacao đang cho trái và quy trình chế biến cacao thành phẩm. Hiện tại, công ty đã đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng như khu đón tiếp khách, sản xuất chế biến nhằm tạo ấn tượng tốt với du khách. Ông Trịnh Văn Thành cho biết thêm, vừa rồi công ty đã tổ chức tour, có những tour từ 5 - 6 người, có tour 80 người khách nước ngoài, họ rất là thích cacao Việt Nam và mong muốn được mua những sản phẩm từ cacao Việt Nam. Cũng theo ông Thành, “cơm” của trái ca cao cũng được công ty nghiên cứu và sơ chế thử nghiệm thành rượu vang ca cao, còn hạt được xay tạo sôcôla đen… Khi khảo sát thực tế, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đánh giá cao sự nổ lực tìm tòi phương thức kinh doanh, đồng thời ủng hộ ý tưởng về việc xây dựng đề án thành lập Trung tâm chuyển giao kỹ thuật trồng trọt - chăn nuôi tại xã Xà Bang và xây dựng vùng nguyên liệu ca cao của nông dân Trịnh Văn Thành.

Theo ông Phạm Văn Long, để ngày càng có nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ thị trường nội địa, hướng đến xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người dân vùng nông thôn các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn rất cần sự hỗ trợ của cơ quan chức năng về vốn sản xuất, quảng bá thương hiệu.

Nguồn: baobariavungtau

Số lượt đọc: 10928

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Tọa đàm “Xây dựng Mô hình kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp” (28/05/2018)
  • Hội nghị “Các kỹ năng cần thiết cho cố vấn Khởi nghiệp” (28/05/2018)
  • Hội đồng tư vấn tuyển chọn Đề tài “Thực trạng lây nhiễm qua đường tình dục và hiệu quả can thiệp tăng hành vi an toàn tình dục trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (24/05/2018)
  • Hội thảo “Giải pháp ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến rau, củ, quả - Kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã với nhà khoa học” (21/05/2018)
  • Hội nghị tôn vinh doanh nghiệp của tỉnh đạt Giải thưởng chất lượng Quốc gia năm 2017 và phát động Giải thưởng chất lượng Quốc gia năm 2018 (21/05/2018)
  • Chế tạo máy sấy mực ống bằng công nghệ chân không cho tàu xa bờ (18/05/2018)
  • 3 doanh nghiệp BR-VT được trao Giải thưởng chất lượng quốc gia (18/05/2018)
  • Báo cáo chuyên đề “Giới thiệu giải pháp công nghệ mới RAWMAT® HDB (thảm bentonite tiền chế) phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và chống rò rỉ dầu từ bồn chứa vào môi trường đất” (16/05/2018)
  • Ứng dụng KH-CN trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (02/05/2018)
  • Cuộc thi viết về "Gương điễn hình tiên tiến, người tốt việc tốt" trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (20/04/2018)