Tin KHCN trong nước
CAS – là công nghệ rất mới đang được chinh phục (15/12/2015)
-   +   A-   A+   In  

Đã có nhiều giống mới, quy trình kỹ thuật tiến bộ được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và công nghệ CAS (Cells Alive System) là một trong những lĩnh vực mới đã được Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng chinh phục.

Thông tin này vừa được nêu tại Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, phương hướng năm 2016 do PGS.TS Lê Tất Khương – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng (Viện) trình bày sáng 15/12 trước sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cùng các chuyên gia và toàn thể cán bộ công nhân viên của Viện.

Theo đó, bản báo cáo nêu lên bức tranh toàn cảnh của hoạt động một năm với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Điển hình là công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ấn tượng với các nghiên cứu về quỹ gene; đánh giá tiềm lực khoa học công nghệ các vùng; phát triển các sản phẩm chủ lực của các địa phương…

Đặc biệt thông qua các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ Viện đã xây dựng và chuyển giao 20 quy trình kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, trong đó có quy trình thu hái chè bằng máy phục vụ cho chương trình cơ giới hóa sản xuất chè; Quy trình bảo quản vải thiều, cá ngừ, tôm sú bằng công nghệ CAS - công nghệ có thể bảo quản nông sản, thủy sản, thực phẩm tươi ngon đến 99% trong thời gian 10 năm…

Đánh giá cao những kết quả Viện đã đạt được, Thứ trưởng Phạm Công Tạc tin tưởng với đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn vững của Viện sẽ là cơ sở cho những thành công tiếp theo. Viện đã có những giống mới và quy trình kỹ thuật tiến bộ được đưa vào thực tiễn mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, với chức năng của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng có liên quan nhiều đến nông nghiệp – một lĩnh vực còn nhiều không gian để sáng tạo.

“Viện gần đây đã tiến vào những lĩnh vực mới (công nghệ CAS…). Dù nguồn lực còn có hạn song Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã có những điểm nghiên cứu rất riêng” – Thứ trưởng Phạm Công Tạc đánh giá.

Cho rằng khi Việt Nam gia nhập TPP, FTA… sắp tới khoa học và công nghệ sẽ có vai trò lớn hơn đối với nền kinh tế Việt Nam, dù muốn hay không muốn. Đây là quy luật bất biến và các doanh nghiệp Việt Nam đôi khi buộc phải thay đổi và không còn cách nào khác là ứng dụng công nghệ tiên tiến. 

“Đây là cuộc cạnh tranh hết sức khủng khiếp nhưng cũng là cơ hội để khoa học phát triển” – Thứ trưởng Phạm Công Tạc nhấn mạnh và cũng chia sẻ trong khả năng có thể hỗ trợ tối đa để Viện nghiên cứu và Phát triển Vùng thuận lợi trong quá trình hoạt động. 

Nguồn: http://khoahocphattrien.vn/

Số lượt đọc: 6438

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thiết bị máng dòng chảy (08/12/2022)
  • Hội thảo “Những giải pháp hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu tiềm năng” (08/12/2022)
  • Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương năm 2022 (08/12/2022)
  • Hơn 176 đơn vị tham gia Triển lãm và Diễn đàn quốc tế Foodtech & Growtech 2022 (07/12/2022)
  • Khai mạc sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 (07/12/2022)
  • Thành công từ công trình ứng dụng công nghệ thu gom, xử lý và sử dụng khí (06/12/2022)
  • Nghiên cứu thiết kế hoán cải máy rải bê tông asphalt một lớp thành máy rải bê tông asphalt hai lớp đồng thời trong điều kiện Việt Nam (06/12/2022)
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí hóa để xử lý rác thải rắn trong sản xuất công nghiệp - chế biến tạo năng lượng phục vụ cho quá trình sấy và bảo quản nông sản, thực phẩm (06/12/2022)
  • Nghiên cứu chế tạo các thiết bị làm lạnh kích thước micro mét dựa trên hiệu ứng nhiệt điện (06/12/2022)
  • Nghiên cứu phương pháp đánh giá, xác định chiều dày và tận dụng lớp bùn loãng để nâng cao hiệu quả chạy tàu tại các luồng tàu biển tại Việt Nam (06/12/2022)