Trong môi trường rủi ro luôn tiềm ẩn và có sự thay đổi nhanh chóng như hiện nay, khả năng phục hồi và thích nghi của tổ chức quan trọng hơn bao giờ hết. Quan trọng hơn cả là người đứng đầu tổ chức, các nhà lãnh đạo cần trang bị cho những kiến thức và kĩ năng để thích ứng, điều hướng tổ chức mình vượt qua những khó khăn, khủng hoảng và phục hồi nhanh chóng, điều này không chỉ có lợi cho một tổ chức mà còn là yếu tố cần thiết trong thời đại ngày nay.
Chính vì vậy, sự hình thành tiêu chuẩn ISO 22336 là bản bổ sung tiêu chuẩn mới nhất trong bộ tiêu chuẩn về hỗ trợ khả năng phục hồi của tổ chức như ISO 22301: Quản lý tính liên tục của doanh nghiệp và ISO 22316: Phác thảo các nguyên tắc phục hồi doanh nghiệp. Trong nội dung này, mục đích của tiêu chuẩn ISO 22336 là cung cấp một khuôn khổ chung để hướng dẫn các tổ chức nâng cao khả năng phục hồi, vượt qua những rủi ro trong doanh nghiệp. Hiện thức hóa từ một khái niệm trừu tượng thành một ưu tiên chiến lược đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay.
ISO 22336 – Tiêu chuẩn mới về khả năng phục hồi tổ chức, doanh nghiệp
Về bản chất, ISO 22336 là một phần trong bộ tiêu chuẩn về an ninh và phục hồi để hỗ trợ các tổ chức trong việc dự đoán, thích ứng và ứng phó với sự gián đoạn nhất thời nhưng vẫn đảm bảo chúng vẫn hoạt động và hiệu quả.
Trong khi các tiêu chuẩn về khả năng phục hồi và tính liên tục cho doanh nghiệp trước đây thường chỉ tập trung trong nội dung vào phục hồi, thì tiêu chuẩn ISO 22336 đã được phát triển một cách tiếp cận toàn diện hơn. Đây là bản nâng cao hơn, tập trung phân tích sâu vào các biện pháp phản ứng như trong bản ISO 22301trước, ngoài ra còn nhấn mạnh vào các nguyên tắc cơ bản cũng như trả lời cho câu hỏi khả năng phục hồi là gì và tại sao nó lại quan trọng?
Mặt khác, tiêu chuẩn ISO 22336 còn cung cấp một lộ trình để tích hợp khả năng phục hồi vào cấu trúc chiến lược của một tổ chức. Sự tích hợp này vô cùng quan trọng đối với những người lãnh đạo vì nó liên kết khả năng phục hồi với các mục tiêu quản lý rủi ro và hoạt động trong phạm vị rộng hơn, thay vì chỉ tập trung vào một rủi ro như trước.
Tiêu chuẩn này tập trung vào việc xây dựng chính sách, thiết kế chiến lược và xác định các ưu tiên để thực hiện chiến lược phục hồi của tổ chức một cách hiệu quả. Những điểm chính nổi bật mà bản tiêu chuẩn hướng đến bao gồm:
- Thiết kế và xây dựng chính sách phục hồi.
- Xây dựng chiến lược để đạt được mục tiêu phục hồi.
- Xác định các ưu tiên để thực hiện các sáng kiến phục hồi.
- Thiết lập năng lực hợp tác và phối hợp để tăng cường khả năng phục hồi.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, bất kể ngành hay lĩnh vực nào, và mục đích xây dựng tiêu chuẩn này nhằm mục đích tăng cường khả năng phục hồi, phòng tránh rủi ro của tổ chức trong suốt thời gian hoạt động.
Khi áp dụng tiêu chuẩn này, không chỉ các nhà lãnh đạo mà chính các doanh nghiệp cũng được hưởng nhiều lợi ích. Có thể kể đến như:
Khả năng phục hồi được cải thiện: ISO 22336 trang bị cho các tổ chức khuôn khổ và công cụ để xây dựng các quy trình phục hồi mạnh mẽ.
Quản lý rủi ro được cải thiện: Tiêu chuẩn này nhấn mạnh cách tiếp cận chủ động đối với quản lý rủi ro. Bằng cách hiểu và dự đoán các mối đe dọa tiềm ẩn, các tổ chức có thể thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro trước khi chúng leo thang thành khủng hoảng.
Lập kế hoạch chiến lược: ISO 22336 khuyến khích tích hợp khả năng dự đoán phục hồi ngay trong quá trình lập kế hoạch chiến lược. Điều này giúp cho các doanh nghiệp luôn đảm bảo thích ứng kịp thời bất kì trong môi trường nào.
Tóm lại, tiêu chuẩn ISO 22336 là một công cụ giúp các nhà lãnh đạo thực hiện chiếc lược phục hồi cho doanh nghiệp, tổ chức của mình nhằm hướng tới sự phát triển bền vững hơn, vượt qua các rủi ro, thách thức có thể gặp phải.