Tin KHCN trong nước
Việt Nam có khoảng 12300 Tiến sĩ nghiên cứu khoa học (10/06/2015)
-   +   A-   A+   In  
Tổng số Tiến sĩ đang nghiên cứu khoa học ở Việt Nam khoảng 12300 người.

Theo kết quả điều tra của Bộ KH&CN cung cấp, năm 2014, cả nước có 164.744 người tham gia hoạt động nghiên cứu phát triển. Trong đó số làm công tác nghiên cứu chuyên nghiệp tại các viện, trung tâm nghiên cứu là 37.480 người.

Số Tiến sĩ cả nước hiện nay khoảng 12.300 người

Số Tiến sĩ cả nước hiện nay khoảng 12.300 người

Nếu phân theo chức năng làm việc thì phân bố nhân lực như sau: 128.000 cán bộ có trình độ ĐH, CĐ trở lên; 12.800 cán bộ kỹ thuật; 15.250 cán bộ hỗ trợ; 7.800 người làm việc khác.

Tuy nhiên, đây là số lượng tính theo đầu người mà không phải quy đổi toàn thời gian (nếu quy đổi sẽ giảm đáng kể).

Theo cách đánh giá của OECD, cán bộ nghiên cứu là những người có trình độ ĐH/CĐ, thạc sĩ, tiến sĩ và dành tối thiểu 10% thời gian làm việc cho nghiên cứu phát triển.

Năm 2013, Việt Nam có 129.000 cán bộ làm nghiên cứu. Trong đó có gần 12.300 Tiến sĩ (chiếm 9%), 45.222 thạc sĩ (chiếm 35%), 66.700 người có trình độ ĐH (chiếm 52%), gần 4.830 người có trình độ CĐ (chiếm 4%).

Khu vực nhà nước vẫn có số lượng người làm nghiên cứu khoa học đông đảo nhất (chiếm 87%), khu vực ngoài nhà nước chiếm 12%.

Gần 9% cán bộ làm việc trong các đơn vị nhà nước; đồng hời hầu hết 93% cán bộ có trình độ cao thường tập trung khu vực nhà nước.

Thống kê theo khu vực cho thấy khối các trường ĐH, CĐ là khu vực có nhiều nhân lực nghiên cứu (chiếm gần 50%). Tiếp sau là các tổ chức nghiên cứu của nhà nước (chiếm 23%); trong khi số người nghiên cứu trong doanh nghiệp chỉ chiếm 14%.

Số liệu cho thấy, ở khu vực ĐH, tỷ lệ cán bộ có trình độ tiến sĩ là cao nhất; tiếp đó là khu vực viện, trung tâm nghiên cứu, trong khi khu vực doanh nghiệp có tỷ lệ tiến sĩ thấp nhất.

Nếu chỉ xem xét số tiến sĩ tham gia nghiên cứu thì khu vực ĐH có nhiều nhất (gần 8000 tiến sĩ, chiếm 65%). Khu vực các viện, trung tâm nghiên cứu chỉ chiếm 27% số tiến sĩ làm nghiên cứu.

Các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ có số lượng cán bộ nghiên cứu lớn nhất, chiếm 35% tổng số người làm nghiên cứu. Tiếp sau là khoa học xã hội (26%), khoa học nông nghiệp (12%), khoa học tự nhiên (11%).

Tổng đầu tư toàn xã hội cho KH&CN năm 2013 là gần 31.160 tỷ đồng, tương đương 0,87% GDP. Gần một nửa trong số đó dành cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Nguồn: Vietq.vn

Số lượt đọc: 12564

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)