Tin KHCN trong nước
Tầm quan trọng của Bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) (06/01/2024)
-   +   A-   A+   In  

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, cấu trúc Bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) được thiết kế với hai nhóm chỉ số đầu vào (5 trụ cột) và đầu ra (2 trụ cột).

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index) được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương. Năm 2022 là năm đầu tiên bộ chỉ số được xây dựng thử nghiệm với 20 địa phương. Sau khi có kết quả thử nghiệm, Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ "chính thức triển khai xây dựng Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương trên phạm vi toàn quốc từ năm 2023" (Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2023).

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, cấu trúc bộ chỉ số PII được thiết kế với hai nhóm chỉ số đầu vào (5 trụ cột) và đầu ra (2 trụ cột). Mỗi trụ cột có các nhóm với 52 chỉ số thành phần (GII thường có khoảng 80 chỉ số thành phần).

PII được xây dựng bám sát cấu trúc của bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII (Global Innovation Index) do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố hàng năm và được Chính phủ sử dụng trong quản lý, điều hành từ năm 2017. Bộ chỉ số GII được áp dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, cho phép đối chuẩn (benchmark) giữa các quốc gia; còn chỉ số PII hiện được triển khai theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới sáng tạo vùng, áp dụng với các địa phương ở Việt Nam.

 So sánh khung chỉ số GII năm 2023 và PII Việt Nam năm 2023. Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ

Các địa phương có sự khác biệt về quy mô kinh tế xã hội, dân số, đất đai, cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển... nên cần chọn mô hình phát triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo khác nhau, phù hợp với bối cảnh, điều kiện, đặc điểm riêng có của địa phương mình. Do đó, nhiều địa phương kiến nghị cần có bộ chỉ số đổi mới sáng tạo dành riêng cho địa phương để căn cứ vào đó chỉ đạo điều hành tốt hơn, sát với thực tiễn hơn.

PII có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt với mỗi địa phương bởi thông qua bộ chỉ số này sẽ bộc lộ điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách thúc đẩy, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ở địa phương;

Bên cạnh đó, thúc đẩy thực hiện các sáng kiến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và vượt qua các thách thức. Cung cấp công cụ và kỹ thuật cho phép đánh giá, so sánh tiềm lực, kết quả hoạt động giữa các địa phương cũng như công tác điều hành, quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Góp phần nâng cao năng lực và kết quả hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia; đặc biệt là góp phần thực hiện và theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo đến năm 2030, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững.

Bộ chỉ số PII còn có ý nghĩa đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp. Kết quả đánh giá PII của địa phương sẽ là thông tin tham khảo hữu ích về môi trường đầu tư, điều kiện nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa phương. Đối với giới nghiên cứu, theo thời gian, bộ chỉ số PII cung cấp cơ sở dữ liệu toàn diện, đầy đủ, đáng tin cậy, có khả năng so sánh, tạo tiền đề thực hiện các nghiên cứu thực chứng có chất lượng. Bộ chỉ số PII cũng có ý nghĩa đối với cộng đồng các tổ chức quốc tế và nhà tài trợ để xem xét, cân nhắc tài trợ và hoạt động có liên quan tại các địa phương ở Việt Nam.

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 5244

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hội thảo “Những giải pháp hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu tiềm năng” (08/12/2022)
  • Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương năm 2022 (08/12/2022)
  • Hơn 176 đơn vị tham gia Triển lãm và Diễn đàn quốc tế Foodtech & Growtech 2022 (07/12/2022)
  • Khai mạc sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 (07/12/2022)
  • Thành công từ công trình ứng dụng công nghệ thu gom, xử lý và sử dụng khí (06/12/2022)
  • Nghiên cứu thiết kế hoán cải máy rải bê tông asphalt một lớp thành máy rải bê tông asphalt hai lớp đồng thời trong điều kiện Việt Nam (06/12/2022)
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí hóa để xử lý rác thải rắn trong sản xuất công nghiệp - chế biến tạo năng lượng phục vụ cho quá trình sấy và bảo quản nông sản, thực phẩm (06/12/2022)
  • Nghiên cứu chế tạo các thiết bị làm lạnh kích thước micro mét dựa trên hiệu ứng nhiệt điện (06/12/2022)
  • Nghiên cứu phương pháp đánh giá, xác định chiều dày và tận dụng lớp bùn loãng để nâng cao hiệu quả chạy tàu tại các luồng tàu biển tại Việt Nam (06/12/2022)
  • Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - Techfest Việt Nam 2022 (06/12/2022)