Tin KHCN nước ngoài
Gạch aerogel bán trong suốt hiệu quả hơn gạch mờ (09/05/2023)
-   +   A-   A+   In  

Mặc dù gạch thủy tinh có hiệu quả cho phép ánh sáng ban ngày chiếu vào các tòa nhà, nhưng lại không phải là chất cách nhiệt tốt và không thể sử dụng cho toàn bộ bức tường chịu lực. Tuy nhiên, điều đó có thể trở thành hiện thực với loại gạch mới bán trong suốt chứa đầy aerogel đang được thử nghiệm.


Sáu năm trước, TS. Jannis Wernery và các đồng nghiệp thuộc nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học vật liệu (Empa) của Thụy Sĩ đã nhồi bột nhão được tạo thành từ các hạt aerogel vào các lỗ hổng trong gạch đất sét rỗng thông thường. Gạch aerogel bán trong suốt được chứng minh là có đặc tính cách nhiệt rất cao nhưng lại không trong suốt.

Giờ đây, các nhà khoa học đã sử dụng các hạt aerogel silica bán trong suốt để lấp đầy khoảng trống giữa các tấm kính trong suốt được kết nối với nhau (thông qua miếng đệm nhựa epoxy) để tạo thành một hình hộp chữ nhật dài. Sau khi các hộp thủy tinh chứa đầy aerogel được bịt kín, chúng có thể được sử dụng làm gạch, cho phép ánh nắng mặt trời xuyên qua mà vẫn đảm bảo sự riêng tư cho những người trong tòa nhà.

Điều quan trọng, theo các nhà nghiên cứu, loại gạch mới có độ dẫn nhiệt đo được là 53 milliwatts trên 1 mét kelvin đã đạt hiệu suất cách nhiệt cao nhất so với bất kỳ loại gạch nào được đề cập trong tài liệu kỹ thuật. Ngoài ra, nhờ cách sắp xếp của các miếng đệm theo chiều dọc trong mỗi viên gạch, những viên gạch này có cường độ nén là 44,9 megapascal, cao hơn vài lần so với gạch cách nhiệt đất sét và gạch block hiện có trên thị trường. Điều đó có nghĩa là gạch aerogel bán trong suốt có thể được sử dụng để xây các bức tường chịu lực.

Gạch aero trước đây có nhược điểm là đắt hơn nhiều so với gạch truyền thống. Gạch bán trong suốt có thể được sử dụng thay cho các cửa sổ, đồng thời, giảm chi phí sưởi ấm và chiếu sang. Tuy nhiên, người ta tin rằng loại gạch mới có thể cạnh tranh về chi phí với vật liệu xây dựng thông dụng. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Journal of Building Engineering.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 4697

Về trang trước Về đầu trang