Tin KHCN nước ngoài

Não người có thể lưu trữ khối lượng thông tin khổng lồ (28/01/2016)

Giống như máy tính, bộ não của con người có dung lượng lưu trữ thông tin thật ấn tượng. Từ lâu, các nhà khoa học biết rằng bộ não lưu giữ ký ức dưới dạng các mô hình xung điện di chuyển qua và giữa các tế bào thần kinh. Nhưng, họ chưa thể định lượng thông tin não có thể lưu trữ. Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Viện Salk đã sử dụng các mô hình tế bào thần kinh của chuột để đưa ra ước tính mới về dung lượng lưu trữ của não người có thể lên tới 1 petabyte, gấp 10 lần các ước tính trước đây. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí eLife.


Cửa sổ thông minh tự làm sạch và chống lóa (28/01/2016)

Một loại cửa sổ thông minh mới được phát triển bởi nhóm chuyên gia đến từ Đại học London (UCL) và Hội đồng Nghiên cứu Kỹ thuật và Khoa học vật lý (EPSRC) có khả năng vừa chống chói lại có chức năng tự làm sạch và tiết kiệm năng lượng.


Điều khiển trọng lực theo ý muốn (18/01/2016)

Một nhà toán học người Bỉ đề xuất chế tạo thiết bị tạo ra và điều khiển lực hấp dẫn theo ý muốn để ứng dụng vào truyền thông thay cho sóng điện từ ngày nay.


Bê tông từ bã mía thân thiện hơn với môi trường (14/01/2016)

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Bách khoa Valencia và Đại học San Paolo đã tạo ra loại bê tông mới rẻ tiền và ít gây ô nhiễm môi trường bằng cách sử dụng tro bã mía làm chất thay thế xi măng Portland.


Thiết bị mới giúp khai thác năng lượng từ các chuyển động uốn cong (14/01/2016)

Sử dụng một phương pháp mới dựa trên các nguyên tắc điện hóa, các kỹ sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển một thiết bị mới có thể cung cấp nguồn điện từ các cử động khi đi bộ và các chuyển động xung quanh khác.


Vật liệu hấp thụ ánh sáng vào ban ngày và giải phóng nhiệt sau đó vài giờ hoặc vài ngày (13/01/2016)

Màng polyme sản xuất nhiên liệu từ nhiệt mặt trời gồm ba lớp riêng biệt (mỗi lớp dày 4-5 micron). Liên kết ngang sau mỗi lớp giúp có được các màng có độ dày tùy chỉnh.


Các nhà nghiên cứu huấn luyện vi khuẩn cách quang hợp (12/01/2016)

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã “dạy” cho vi khuẩn Moorella thermoacetica không có khả năng quang hợp cách thực hiện chức năng này.


Graphene có thể lọc sạch nước thải hạt nhân (12/01/2016)

Theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ, chiến công mới nhất của vật liệu graphene là sản xuất nước nặng - nước có hàm lượng cao deuterium đồng vị hydro.


Công nghệ sửa gen CRISPR (06/01/2016)

Năm 2015, Tạp chí Khoa học danh tiếng của Hoa Kỳ đã công bố "Đột phá của năm" là công nghệ chỉnh sửa gen được các chuyên gia cho rằng sẽ làm thay đổi cuộc sống - có tiếm năng tạo ra cuộc cách mạng trong y học, khoa học cơ bản và nông nghiệp.


Sản xuất nhiên liệu mới từ bột than đá và tảo (06/01/2016)

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Nelson Mandela Metropolitan (NMMU), Nam Phi đã sản xuất được nhiên liệu mới được gọi là Coalgae từ tảo và bột than đá, tác động tích cực đến môi trường.