Tin KHCN nước ngoài
Phương pháp sản xuất vải dệt giúp tạo ra mô người (20/04/2016)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Missouri đang tìm cách mở rộng quy mô sản xuất mô người, lấy cảm hứng từ hoạt động sản xuất vải dệt.

Để tạo ra các mô người được sử dụng trong môi trường lâm sàng, các nhà khoa học đã treo các tế bào gốc xung quanh "giàn khung" có thể hòa tan hoặc phân rã theo thời gian, cuối cùng để lại mô.

 

Hiện nay, hầu hết các giàn khung được dựng lên bằng quy trình quay điện, nhờ vậy, các vật liệu không dệt liên kết với nhau bằng trường điện từ. Quy trình này mất nhiều thời gian và không chính xác. Đối với hoạt động sản xuất mô người trên quy mô lớn, các nhà nghiên cứu cần có một phương pháp kinh tế hơn.

 

"Quay điện tạo ra sợi dễ gãy, các giàn khung không phù hợp và có các lỗ quá nhỏ" Elizabeth Loboa thuộc Trường kỹ thuật, Đại học Missouri, đồng tác giả nghiên cứu nói. "Chúng tôi có thể vận hành hệ thống mới trong nhiều giờ và tạo ra một vật liệu khung có đường kính 10 inch. Vì vậy, chúng tôi đã tìm cách thử nghiệm các phương pháp để có thể chuẩn hóa quy trình".

 

Trong ngành dệt may, kỹ thuật chải thô sử dụng các con lăn để tách và giữ các sợi khi chúng được kéo thành mảng. Các nhà khoa học đã kết hợp kỹ thuật này vào quy trình khác sản xuất sợi được gọi là meltblowing, qua đó, sợi được rút từ một polime nóng chảy.

 

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng kỹ thuật mới để dựng giàn khung từ axit polylactic. Giàn khung này được sử dụng để chất đệm collagen gắn kết với các tế bào gốc. Các thử nghiệm cho thấy giàn khung quay có khả năng giữ các tế bào gốc khỏe mạnh trong ít nhất ba tuần. Hơn nữa, kỹ thuật mới có chi phí rẻ và hiệu quả hơn kỹ thuật mạ điện.

 

Loboa cho biết các bước tiếp theo bao gồm thử nghiệm phương thức hoạt động của các giàn khung được tạo ra bằng ba phương pháp khi chúng được cấy vào động vật.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 4017

Về trang trước Về đầu trang