Tin KHCN nước ngoài

Nhật Bản: Các kỹ sư về trí tuệ nhân tạo và các nhà khoa học dữ liệu là nguồn nhân lực cần thiết cho xã hội siêu thông minh (12/07/2018)

Nhân lực là chìa khóa để hiện thực hóa một xã hội siêu thông minh đi trước các nước trên thế giới. Các nguồn nhân lực chủ yếu góp phần hình thành một xã hội siêu thông minh bao gồm: Các kỹ sư trí tuệ nhân tạo thông thạo những công nghệ mới nhất; Các nhà khoa học dữ liệu; Các chuyên gia bảo mật; Những người có đầu óc kinh doanh.

Nhật Bản cải cách hệ thống pháp luật và hệ thống đặc khu cần thiết để hiện thực một xã hội siêu thông minh (09/07/2018)

Trong một xã hội siêu thông minh, các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh sáng tạo sử dụng CNTT và robot sẽ được cung cấp. Điều này cho thấy rằng mọi người có thể phải đối mặt với các sự cố “gray zone” hoặc tình huống không thể thực hiện được theo các hệ thống / quy tắc hiện tại được tạo ra trên cơ sở các công nghệ thông thường. Để đảm bảo rằng việc tạo ra các cải tiến chưa từng có không bị xáo trộn, các hệ thống hiện tại cần phải được xem xét và cải cách. Nỗ lực cải cách quy định và thúc đẩy các khu đặc biệt trong một xã hội siêu thông minh được tóm tắt dưới đây.

Nhật Bản cải tiến hệ thống hướng tới hiện thực hóa một siêu thông minh xã hội (06/07/2018)

Để tối đa hóa tiềm năng của khoa học, công nghệ và đổi mới nhằm thay đổi thế giới trong một xã hội siêu thông minh, Nhật Bản đang thay đổi các hệ thống liên quan hiện có.

Công nghệ máy học có thể thay đổi cách chúng ta dự báo thời tiết (05/07/2018)

Kỹ thuật máy học có thể được sử dụng để biểu diễn chính xác các đám mây, độ ẩm và nhiệt độ không khí của chúng, và biểu diễn tốt hơn các đám mây trong các mô hình khí hậu có độ phân giải thô - độ phân giải ~ 100km (coarse resolution), điều này mang lại khả năng dự đoán thời tiết chính xác hơn. Đây có thể là một tiến bộ lớn trong việc dự đoán chính xác về sự nóng lên toàn cầu nhằm đáp ứng với sự gia tăng lượng khí nhà kính, điều này là rất cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách (ví dụ: thỏa thuận khí hậu Paris).

Đã tìm thấy loại vật liệu có thể "bẫy" khí thải độc hại trong không khí (05/07/2018)

Không những có thể thu hút NO2, loại vật liệu này còn có thể chuyển hóa NO2và lưu trữ chúng để tái sử dụng.

Trí tuệ nhân tạo sắp có mặt trên Trạm quỹ đạo quốc tế (04/07/2018)

Theo tài khoản Twitter của Công ty SpaceX, ngày 29.6, công ty của nhà sáng chế và tỷ phú Elon Musk đã phóng thành công tên lửa Falcon 9 với con tàu vận tải vũ trụ Dragon, mang theo 2,7 tấn hàng hóa lên Trạm quỹ đạo quốc tế ISS.

Công nghệ mới hứa hẹn phát hiện lây nhiễm nhanh và chính xác (04/07/2018)

Mặc dù đã có các phương pháp để xác định xem liệu một người có bị bệnh truyền nhiễm hay không nhưng các phương pháp đó vẫn có hạn chế riêng. Nay các nhà khoa học từ Đại học Texas tại San Antonio (UTSA) vừa phát triển được một thứ họ tin là một kỹ thuật tốt hơn vốn kết hợp điện hóa học.

Thiết bị mới của NASA trên Trạm không gian quốc gia theo dõi hiện trạng sử dụng nước của thực vật trên Trái đất (04/07/2018)

Để theo dõi hiệu quả tình trạng sử dụng nước của thực vật trên Trái đất, NASA đang chuẩn bị lắp đặt một thiết bị mới trên Trạm vũ trụ quốc tế. Thiết bị này có tên là ECOSTRESS, sẽ đo lường sự thay đổi nhiệt độ của thực vật trên bề mặt Trái đất.

Phát hiện 2 hành tinh giống Trái đất nhất (04/07/2018)

Cả hai hành tinh đều thuộc vùng sinh sống trong hệ mặt trời của chúng, có các mùa và khí hậu ổn định y như Trái đất.

Nhật Bản: Xã hội siêu thông minh và đổi mới sáng tạo mở (03/07/2018)

Trong một xã hội siêu thông minh, các chuỗi giá trị được phát triển và sử dụng riêng biệt trong từng lĩnh vực khác nhau của xã hội sẽ được mở rộng và tích hợp để cung cấp các dịch vụ tiên tiến cho mọi thành viên của xã hội. Để thực hiện các dịch vụ như vậy, cần có cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo bằng cách đảm bảo tính mở của doanh nghiệp vượt ra ngoài khuôn khổ của các loại hình kinh doanh khác nhau, và bằng cách tạo mối quan hệ đối tác sâu rộng giữa các bên liên quan từ ngành công nghiệp, học viện và chính phủ.