Tin KHCN nước ngoài

Các nhà nghiên cứu sử dụng máy in 3D để in thủy tinh (26/04/2019)

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã áp dụng thành công kỹ thuật in 3D trên thủy tinh chalcogen - loại vật liệu độc đáo thường được sử dụng để chế tạo các thành phần quang học hoạt động ở bước sóng của vùng hồng ngoại giữa. Khả năng in 3D trên chất liệu này mang lại hy vọng trong sản xuất các thành phần thủy tinh và sợi quang học phức tạp để chế tạo các thiết bị cảm biến giá rẻ, linh kiện viễn thông và thiết bị y sinh mới.


Máy phát điện chạy bằng năng lượng tuyết (23/04/2019)

Ở những khu vực có khí hậu tuyết rơi nhiều, việc lắp đặt hệ thống hấp thụ năng lượng mặt trời không phải là lựa chọn lý tưởng. Các tấm pin năng lượng mặt trời cũng không thể hoạt động hiệu quả nếu như chúng bị chôn vùi dưới lớp tuyết dày. Xuất phát từ nhu cầu trên, mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học California Los Angeles (UCLA), Hoa Kỳ đã phát triển một thiết bị mới có khả năng tự sản xuất năng lượng điện từ tuyết.


Polyme có chứa chất chống oxy hóa thông minh có khả năng đáp ứng với các thành phần hóa học của cơ thể và môi trường (23/04/2019)

Chất oxy hóa được tìm thấy trong cơ thể các sinh vật sống là sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất và nó đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương cũng như tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, nồng độ chất oxy hóa cao cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm và tổn thương mô. Các kỹ sư của trường Đại học Illinois (Hoa Kỳ) đã phát triển và thử nghiệm một hệ thống phân phối thuốc mới có khả năng nhận biết, phát hiện mức độ oxy hóa cao và phản ứng bằng cách điều chỉnh lượng chất chống oxy hóa lý tưởng để khôi phục sự cân nhạy. Bài báo về kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Small.


Hiệu quả cao từ công nghệ sấy vi sóng trong bảo quản, chế biến nông sản và thực phẩm (23/04/2019)

Hiện nay, nhu cầu về sử dụng công nghệ vi sóng trong bảo quản và chế biến thực phẩm, nông sản là rất cao. Hướng phát triển là các công ty cần làm chủ công nghệ vi sóng để đáp ứng thị trường trong nước. Xuất phát từ thực tế trên, sáng nay ngày 19/4/2019, Trung tâm thông tin và thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI - Sở KH&CN TP.HCM), tổ chức buổi báo cáo chủ đề “Hướng ứng dụng công nghệ sấy vi sóng trong bảo quản, chế biến nông sản và thực phẩm”.


Vật liệu sinh học mới với khả năng tự trao đổi chất nhân tạo (22/04/2019)

Các nhà khoa học vừa tiến gần hơn một bước đến viễn cảnh tạo ra những cỗ máy sống, hay chí ít là có thể mô phỏng sinh vật sống.


Áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR Cas-9 trên loài bò sát (20/04/2019)

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Georgia (Hoa Kỳ) đã áp dụng thành công kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 trên các loài bò sát. Trong báo cáo kết quả nghiên cứu của mình, nhóm đã mô tả chi tiết kỹ thuật mới và hiệu quả của nó trong những thử nghiệm được thực hiện trên thằn lằn.


Sợi mới phát hiện khí có thể được khâu vào quần áo (20/04/2019)

Các kỹ sư tại trường Đại học Tufts đã tạo ra loại sợi đổi màu khi phát hiện ra các loại khí cụ thể. Sợi có thể được khâu vào quần áo để cho ra đời công nghệ phát hiện khí mang theo người.


Nghiên cứu ADN ung thư giúp khám phá nguyên nhân hóa học cụ thể của khối u (20/04/2019)

Trong vòng hơn một thế kỷ qua, chúng ta đều nhận thức được rằng việc tiếp xúc với một số tác nhân môi trường nhất định có thể dẫn đến sai hỏng ADN, tạo nên các đột biến ở các gen và cuối cùng gây ra bệnh ung thư. Tuy nhiên, việc xác định cụ thể mối tương quan giữa từng loại ung thư với các tác nhân gây ung thư, chẳng hạn như tia UV hoặc khói thuốc lá không phải là một việc đơn giản. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học đến từ Vương quốc Anh đã lần đầu tiên phát triển một phương pháp xác định các mẫu đột biến cụ thể trong các khối u liên kết với một số chất gây ung thư.


Quả tim đầu tiên được in 3D từ mô và mạch máu người (20/04/2019)

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Tel Aviv, Israel đã sử dụng mô và mạch máu người để tạo ra bản in 3D đầu tiên về quả tim có kích thước bằng tim thỏ. Đây là "bước đột lớn trong học" thúc đẩy hoạt động cấy ghép tim. Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai sẽ cho ra đời quả tim đầu tiên phù hợp để cấy ghép trên người cũng như làm miếng vá để tái tạo những quả tim bị khiếm khuyết.


Kết hợp perovskite với silic, đột phá tăng công suất pin Mặt trời (19/04/2019)

Theo Science Magazine, bằng cách kết hợp lớp perovskite với tấm pin silic cổ truyền, các kỹ sư đã tăng mạnh hiệu quả của pin Mặt trời.