Tin KHCN nước ngoài

Tái tạo nguyên mẫu các protein 3,7 tỷ năm tuổi (04/04/2019)

Các nhà khoa học Israel đã tái tạo nguyên mẫu của các enzyme cổ đại đầu tiên, cho rằng đó là sự sống tế bào đầu tiên, cách đây khoảng 3,7 tỷ năm, bao gồm các phân tử DNA và RNA

Camera ghi được ánh sáng di chuyển vận tốc gần 300.000 km/giây (04/04/2019)

Camera đặc biệt giúp các nhà khoa học Mỹ quan sát ánh sáng di chuyển ở tốc độ 10.000 tỷ khung hình/giây giống như trong cảnh quay chậm.


Trung Quốc phát triển giống lúa mới với năng suất cao, kháng bệnh (04/04/2019)

Đại học Nông nghiệp Nam Kinh (NAU) vừa tuyên bố, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một giống lúa mới có khả năng kháng bệnh cao và năng suất cao. Một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Yang Donglei thuộc Phòng thí nghiệm di truyền cây trồng và tăng cường mầm cây và NAU ở phía đông tỉnh Giang Tô của Trung Quốc, đã sử dụng một gen năng suất cao, được mã hóa là Kiến trúc thực vật lý tưởng1 (IPA1), để tăng cường khả năng kháng bệnh của cây chống lại bệnh bạc lá do vi khuẩn mà không làm suy giảm năng suất.


Béo phì tăng tốc độ ở giai đoạn bắt đầu dậy thì ở bé trai (04/04/2019)

Các bé gái không phải là những người duy nhất trải qua tuổi dậy thì sớm nếu bị béo phì. Theo một nghiên cứu sẽ được trình bày vào Chủ nhật tại ENDO 2019, cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nội tiết ở New Orleans, các bé trai bị béo phì thường bước vào tuổi dậy thì ở độ tuổi sớm hơn so với trung bình. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Chile ở Santiago, Chile cho biết: “Trong 527 bé trai ở Chile ở độ tuổi từ 4 đến 7 tuổi, gồm béo phì toàn thân và béo phì vùng bụng, có liên quan đến tỷ lệ bắt đầu dậy thì trước 9 tuổi”. Giáo sư Maria Veronica Mericq: "Với sự gia tăng bệnh béo phì ở trẻ em trên toàn thế giới, đã có sự thay đổi trong độ tuổi bắt đầu dậy thì ở bé gái. Tuy nhiên, ở các bé trai, bằng chứng đã gây tranh cãi”.


Phát hiện mới về nước ngầm trên sao Hỏa (03/04/2019)

Sau khi nghiên cứu dữ liệu từ vệ tinh thăm dò, các nhà nghiên cứu đã đưa ra tuyên bố rằng có một hệ thống “nước ngầm” lớn tồn tại trên sao Hỏa. 


Quy trình mới cho phép các nhà khoa học đúc kim loại ở quy mô nano (03/04/2019)

Nhiều kim loại và hợp kim có thể được sử dụng cho các ứng dụng nano cụ thể - từ năng lượng mặt trời đến vi điện tử - nhưng việc đúc chính xác các kim loại thành các hình dạng rất nhỏ như vậy vẫn còn là thách thức. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát triển một quy trình cho phép các nhà sản xuất về cơ bản định hình bất kỳ kim loại và hợp kim nào và sao chép ngay cả những chi tiết nhỏ nhất. Các phòng thí nghiệm của Jan Schroers, giáo sư khoa học cơ khí & vật liệu tại Yale, và giáo sư Ze Liu của Đại học Vũ Hán ở Trung Quốc đã phát triển một phương pháp mà họ gọi là nanomold cơ nhiệt cho phép họ đúc các kim loại tinh thể thành những hình dạng có đường kính nhỏ đến vài nanomet. Sự đột phá này theo các nhà nghiên cứu có thể dẫn đến các công nghệ mới trong các lĩnh vực như cảm biến, pin, xúc tác, vật liệu sinh học và vật liệu lượng tử.


Nghiên cứu mới về một loại protein làm mất cảm giác đau (03/04/2019)

Một nghiên cứu mới ở Thụy Điển cho thấy, nếu một loại protein đặc biệt bị thiếu trong giai đoạn bào thai, sẽ làm mất tế bào thần kinh phát triển tạo ra cảm giác đau, nhiệt độ và ngứa. Nghiên cứu trước đây về di truyền học phát triển hệ thống thần kinh đã phát hiện ra 5 gen có liên quan đến những cơn đau bất thường. Một người sinh ra có đột biến của một trong những gen này (PRDM12) không thể cảm thấy đau, điều này gây ra những vấn đề đáng kể.


Biến chất thải nông nghiệp thành nhiên liệu hàng không (02/04/2019)

Các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một phương pháp để biến chất thải nông nghiệp thành nhiên liệu hàng không mật độ cao, có thể làm giảm lượng khí thải carbon dioxide từ ngành hàng không.


Da điện tử chống nước có khả tự phục hồi (01/04/2019)

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Quốc gia Singapore đã lấy cảm hứng từ các động vật không xương sống dưới nước như sứa để tạo ra một làn da điện tử có chức năng tương tự. Các nhà khoa học đã mất hơn 1 năm để phát triển vật liệu. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Electronics.


Nghiên cứu mới về một loại protein làm mất cảm giác đau (30/03/2019)

Một nghiên cứu mới ở Thụy Điển cho thấy, nếu một loại protein đặc biệt bị thiếu trong giai đoạn bào thai, sẽ làm mất tế bào thần kinh phát triển tạo ra cảm giác đau, nhiệt độ và ngứa. Nghiên cứu trước đây về di truyền học phát triển hệ thống thần kinh đã phát hiện ra 5 gen có liên quan đến những cơn đau bất thường. Một người sinh ra có đột biến của một trong những gen này (PRDM12) không thể cảm thấy đau, điều này gây ra những vấn đề đáng kể.