Tin KHCN trong nước

Việt Nam ký 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vaccine COVID-19 (28/07/2021)

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ký kết 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến vaccine COVID-19 với Nga, Mỹ, Nhật.


Bộ KH&CN hỗ trợ việc sản xuất vaccine trong nước và chuyển giao công nghệ vaccine (28/07/2021)

Theo thông báo số 200/TB-VPCP ngày 26/07/2021 kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp về nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 với Tổ công tác đặc biệt của chính phủ tại TPHCM, Bộ KH&CN được giao nhiệm vụ cùng các bộ ngành có liên quan hỗ trợ những công việc liên quan đến sản xuất vaccine và chuyển giao công nghệ vaccine COVID-19.

Cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ‘Nhãn Sơn La’ (28/07/2021)

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) vừa trao quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Nhãn Sơn La” cho UBND tỉnh Sơn La.

Đánh giá hiện trạng, năng lực công nghệ và khả năng phát triển công nghệ trong một số lĩnh vực sản xuất vật liệu và linh kiện điện tử bán dẫn (28/07/2021)

Ngành công nghiệp điện tử bán dẫn là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử sẽ thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp khác phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Những quốc gia ở châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á với lợi thế về giá nhân công và chi phí hoạt động có tính cạnh tranh đã trở thành điểm thu hút đầu tư để phát triển mạng lưới sản xuất của các công ty, tập đoàn lớn hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử. Với sự đầu tư của các công ty đa quốc gia và việc thành lập các công ty nội địa, ngành công nghiệp điện tử đã nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu số một ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Singapo, Malaixia, Thái Lan và Philipin.

Nghiên cứu đa dạng thành phần loài của chi Tiểu đậu khấu Elettariopsis (họ Gừng - Zingiberaceae) ở Việt Nam (28/07/2021)

Họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam rất phong phú, lại có đặc điểm hình thái khá giống nhau, phân bô ở nhieuf vùng khác nhau với các tên gọi khác nhau nên nếu chỉ dựa vào đặc điểm hình thái thực vật, vi phẫu, hóa học (kiểu hình) thì chưa đủ để xác định, rất dễ gây nhầm lẫn. Họ Gừng (Zingiberaceae) cũng có rất nhiều loài đại diện có giá trị làm gia vị nổi tiếng. Được chia ra thành các nhóm: nhóm có giá trị chiết tinh dầu; nhóm có giá trị cao trong các ứng dụng làm mỹ phẩm, dược phẩm, y học...; nhóm làm thuốc giải cảm, hoạt huyết, bồi bổ sức khỏe và kích thích tiêu hóa...; nhóm làm gia vị sử dụng trong các món ăn hằng ngày và tạo màu thực phẩm và nhóm làm cảnh do cây có hình thức nổi bật, rất đẹp và dễ trồng.

Máy bẫy chuột liên hoàn: Câu chuyện về nhà sáng chế ngồi xe lăn (27/07/2021)

Dành hai thập kỷ để tìm hiểu về loài chuột và những tập tính của nó, ông Lê Đức Hiền ở Đồng Nai đã có sáng chế ‘máy bẫy chuột liên hoàn’, một trong những giải pháp hữu hiệu để có thể gạt bỏ mối lo về chuột. Muốn bắt chuột phải hiểu chuột.

Tổng hợp nanocomposit SiO2-Polypyrol mang ức chế ăn mòn và nghiên cứu cơ chế hoạt động trong lớp phủ bảo vệ hữu cơ (27/07/2021)

Nhằm tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc, tính chất của SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn không độc kích thước nano. Chế tạo các lớp phủ epoxy chứa nanocomposit SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn. Đánh giá khả năng bảo vệ chống ăn mòn của lớp phủ và nghiên cứu xác định cơ chế hoạt động của nanocomposit SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn trong lớp phủ, nhóm nghiên cứu do PGS. TS. Đinh Thị Mai Thanh - Viện Kỹ thuật nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đề xuất và được thực hiện đề tài: “Tổng hợp nanocomposit SiO2-Polypyrol mang ức chế ăn mòn và nghiên cứu cơ chế hoạt động trong lớp phủ bảo vệ hữu cơ”.


Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm hệ thống máy, thiết bị phục vụ cơ giới hóa đồng bộ các khâu canh tác cây đậu tương (26/07/2021)

Tình hình cơ giới hóa sản xuất cây đậu tương ở các nước đứng đầu về sản xuất đậu tương trên thế giới được kể đến là Mỹ, Braxin, Achentina, Trung Quốc, Ấn Độ.., từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến khâu thu hoạch được thực hiện khá đồng bộ. Máy móc, thiết bị phục vụ cho cơ giới hóa các khâu rất hoàn thiện. 

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị xẻ gỗ tự động năng xuất 3-4 m3/h gỗ thành phẩm (26/07/2021)

Ở Việt Nam có khoảng 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2018 đạt 9,38 tỷ USD, chiến trên 23% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, giá trị xuất siêu đạt 7 tỷ USD. Chiến biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản là ngành hàng nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, đóng góp vào sự tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của cả nước. Năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 2,25 triệu m3 gỗ tròn để phục vụ cho nhu cầu chế biến gỗ xuất khẩu, sản lượng gỗ khai thác trong nước 28,45 triệu m3, trong đó gỗ tròn để phục vụ cho sản xuất đồ mộc xuất khẩu khoảng 8 triệu m3 gỗ các loại.