Tin KHCN trong nước

2 nhà khoa học Việt Nam sẽ được nhận giải thưởng của FAO và IAEA (25/09/2021)

2 nhà khoa học của Việt Nam sẽ được FAO và IAEA trao giải thưởng nhờ những công trình trong chọn tạo giống thực vật đột biến.

Nghiên cứu giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh cây điều bền vững (25/09/2021)

Những năm gần đây, ngành điều đã phát triển khá ổn định với diện tích khoảng 300 ngàn ha, năng suất bình quân cả nước năm 2018 là 12,5 tạ/ha, sản lượng khoảng 350 ngàn tấn, trong đó vùng Đông Nam bộ có năng suất cao nhất là 12,3 tạ/ha, tỉnh có năng suất điều cao là Tây Ninh: 19,7 tạ/ha, Bình Phước: 14,4 tạ/ha, Bà Rịa-Vũng Tàu: 12,8 tạ/ha, Đồng Nai, Đắk Lắk: 12,3 tạ/ha.

Sinh viên được hỗ trợ kinh phí khi nghiên cứu khoa học (25/09/2021)

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học. Đó là sinh viên nghiên cứu khoa học được hỗ trợ kinh phí.


Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp (24/09/2021)

Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất nông nghiệp hiện đang được các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân triển khai thực hiện ở nhiều lĩnh vực, với những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cũng như giá trị trong sản xuất nông nghiệp.


Nghiên cứu chế tạo keo chống thấm bề mặt giấy (24/09/2021)

Viện Công nghiệp giấy và Xenluylô (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Công ty Cổ phần Giấy Vạn Điểm thực hiện thành công Dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất nhũ tương copolyme styren acrylat và ứng dụng làm chất chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp”, do TS. Đặng Văn Sơn làm Chủ nhiệm.


Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành công thương (24/09/2021)

Phát triển công nghiệp sinh học ngành công thương theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao phục vụ phát triển kinh tế công nghiệp; nâng cao tiềm lực, hiệu quả nghiên cứu, làm chủ công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến từ các nguyên liệu chủ lực của Việt Nam; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ công nghệ sinh học hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.


Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình cấp đông có hỗ trợ trường điện từ trong thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm (24/09/2021)

Ngoài những công nghệ cấp đông truyền thống với những áp dụng về máy móc và kỹ thuật tân tiến hơn so với trong nước, công nghệ cấp đông trên thế giới đã và đang cải thiện không ngừng để nâng cao chất lượng cũng như cải thiện môi trường làm việc tốt hơn. Một số hướng công nghệ cấp đông tiên tiến hiện nay như cấp đông áp suất cao, cấp đông được hỗ trợ siêu âm, cấp đông được rối loạn điện, cấp đông được rối loạn từ, cấp đông được hỗ trợ vi sóng….

Sản xuất bột gia vị dinh dưỡng từ cơ thịt sẫm màu cá ngừ bằng công nghệ sinh học (23/09/2021)

Trong nhiều năm qua, các sản phẩm có giá trị sinh học cao từ phế liệu cá ngừ như phân bón, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản... đã được sản xuất và ứng dụng rộng rãi. Gần đây, dịch đạm thủy phân (FPH - Fish Protein Hydrolysate) từ các nguyên liệu thủy sản đã dần trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm nhờ giá trị cao, quá trình thủy phân làm giảm kích thước protein và tạo ra các peptid có hoạt tính sinh, acid amin tự do giúp cơ thể dễ dàng sử dụng để sinh tổng hợp protein. Sản phẩm FPH có thể tinh chế đến thành phẩm ở dạng dịch cô đặc hoặc có thể sấy khô thu ở dạng bột, từ đó tạo ra các sản phẩm bột dinh dưỡng, bột gia vị là rất thuận lợi.

WIPO: Việt Nam bắt kịp đà tăng của chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (23/09/2021)

Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2021 xếp hạng thứ 44 và đứng trong nhóm 4 quốc gia xuất sắc bên cạnh Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Philippines và Trung Quốc. WIPO đánh giá Việt Nam đang bắt kịp đà tăng của chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.


Việt Nam là hình mẫu về đổi mới sáng tạo tại các nước đang phát triển (22/09/2021)

Theo nhận xét của các chuyên gia Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và có nhiều tác động khó lường, ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trên toàn cầu, việc Việt Nam vẫn duy trì được vị trí trong Tốp 50 quốc gia dẫn đầu là một nỗ lực rất lớn, đồng thời là tấm gương cho các nước đang phát triển khác trong việc coi đổi mới sáng tạo là một ưu tiên quốc gia.