Tin KHCN trong nước

Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)

Trong những tháng còn lại của năm 2021, toàn ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, nhưng ưu tiên lúc này là tập trung nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, trong đó đặc biệt chú trọng đến nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất vaccine; nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030

Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 được thực hiện với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao.

Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản số 1066/TTg-KGVX gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về việc tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)

Khi ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển, nhu cầu sử dụng nguyên liệu cho quá trình sản xuất cũng tăng lên, trong đó có sắn lát, sắn chặt khúc sấy khô. Tuy nhiên, các dây chuyền chế biến sắn lát, sắn khúc của Việt Nam còn lạc hậu nên sử dụng nhiều nhân công. Hơn nữa, sản phẩm có năng suất và chất lượng thấp, chi phí sản xuất cao nên giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng có sản lượng đứng thứ ba sau lúa và ngô. Tuy nhiên, năng suất sẵn vẫn còn thấp hơn một số nước Đông Nam Á như Lào, Indonêxia và Thái Lan. Nguyên liệu sắn thường được sử dụng để chế biến tinh bột, cồn sinh học, tinh bột biến tính, thức ăn gia súc và màng phủ sinh học. Sắn lát và tinh bột sẵn ở Việt Nam hiện là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Tuy nhiên, để sắn lát có chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu thì phải đầu tư công nghệ, thiết bị vào khâu chế biến, nhất là chế biến quy mô lớn. Như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về năng suất và chất lượng của sản phẩm. Một khâu hạn chế tại các cơ sở chế biến là vẫn dùng sức người để băm/thái, đòi hỏi lực lượng lao động lớn, có thời điểm lên đến gần 500 người băm/cơ sở chế biến.

Vệ tinh ‘made in Việt Nam’ chuẩn bị được phóng lên vũ trụ (16/08/2021)

Vệ tinh NanoDragon đã được chuyển đi từ sân bay Nội Bài đến sân bay Narita, Tokyo. Sau đó, vệ tinh sẽ được chuyển về bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima và được bàn giao cho Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật bản (JAXA) để chuẩn bị phóng lên vũ trụ.


Nghiên cứu thuốc y học cổ truyền có tiềm năng điều trị COVID-19 (13/08/2021)

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa tổ chức buổi họp báo công bố kết quả nghiên cứu thành công giai đoạn tiền lâm sàng thuốc thử nghiệm điều trị COVID-19 có tên là VIPDERVIR.


Hội thảo “Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)” (12/08/2021)

Sáng ngày 10/8/2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)”. Hội thảo được tổ chức hình thức trực tuyến nhằm chia sẻ các tri thức công nghệ và kinh doanh trên nền tảng số giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiểu đúng, hiểu đủ và có hệ thống về chuyển đổi số hiện nay.

Đại học Mỏ - Địa chất sáng chế vật liệu sản xuất đồ bảo hộ y tế tự hủy (12/08/2021)

Dịch bệnh khiến nhu cầu sử dụng đồ bảo hộ y tế ngày càng gia tăng và làm dấy lên lo ngại về vấn đề xử lý rác thải y tế, mới đây, một nhóm sinh viên từ Đại học Mỏ - Địa chất đã chế tạo thành công vật liệu tự hủy sử dụng trong may đồ bảo hộ y tế.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất mỡ bôi trơn chịu nhiệt sử dụng chất làm đặc bentonit biến tính (09/08/2021)

Mỡ bôi trơn là chất bôi trơn ở dạng bán rắn, được ứng dụng để bôi trơn cho các cơ cấu không yêu cầu bôi trơn thường xuyên, các vị trí khó duy trì bôi trơn liên tục hay khó bảo dưỡng, dễ bị chảy hay mất dầu khi bôi trơn bằng dầu đó là: các loại vòng bi, trục, khớp nối, lò nung, v.v… Mỡ được dùng trong khoảng nhiệt độ từ -70 đến 350 độ C để bôi trơn các bộ phận chi tiết và cũng có tác dụng như một chất làm kín. Do tính chất ít bay hơi nên mỡ được dùng để giải quyết vấn đề bôi trơn cho các ngành công nghiệp kể cả trường hợp không thể dùng dầu bôi trơn được vì lý do kinh tế hay kỹ thuật