Tin KHCN nước ngoài

Thiết bị phát hiện chất nổ có thể được chế tạo từ các ống nano các bon

(18/11/2014)

Các ống nano các bon đã được sử dụng để sản xuất quần áo chống cháy, siêu tụ điện mềm dẻo và sợi các bon bền chắc. Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Utah, Hoa Kỳ do GS. Ling Zang dẫn đầu, còn tích hợp các ống nguyên tử các bon nhỏ vào mẫu cảm biến chất nổ. Thiết bị có thể phát hiện các chất nổ và hóa chất độc hại như khí độc hiệu quả hơn các công nghệ hiện nay.


Đột phá mới trong hiệu suất của các hạt nano

(18/11/2014)

Một nghiên cứu mới đã khám phá những bí mật về hiệu suất trong các vật liệu nano, đó là, các vật liệu với các hạt rất nhỏ, sẽ cải thiện sự phát triển trong tương lai của cảm biến hóa học được sử dụng trong ngành công nghiệp hóa chất và kỹ thuật.


Đột phá mới trong bóng bán dẫn bằng molybdenum sulfide

(17/11/2014)

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra các bóng bán dẫn hiệu ứng trường từ molybdenum sulfide được chứng minh có hiệu suất tốt nhất cho đến nay, vượt quá tần số va đập tối đa và tần số thời điểm (cut-off frequency) của bóng bán dẫn molybdenum sulfide hiện có từ 40 đến 50 lần.


Nghiên cứu mới về hợp kim cấp nano

(15/11/2014)

Ngày nay, hợp kim vàng-đồng là những chất xúc tác phổ biến trong công nghệ nano, ví dụ như để chuyển đổi hiệu quả cacbon dioxit hoặc hỗ trợ chế tạo các loại vật liệu cho pin nhiên liệu công suất cao và tuổi thọ cao hơn. “Ở cấp nano, hợp kim này bộc lộ nhiều đặc tính hóa học và vật lý mới. Mặc dù hợp kim vàng-đồng đã từng được nghiên cứu nhiều ở cả quy mô lớn và cấp nano, nhưng vẫn chưa có dự đoán các biểu đồ trạng thái ở cấp nano”, Tiến sỹ Grégory Guisbiers thuộc khoa Vật lý và Thiên văn học tại Đại học Texas, San Antonio, Hoa Kỳ (UTSA) cho biết.


Sản xuất nhiên liệu từ ánh nắng mặt trời

(15/11/2014)

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Monash, Ôxtrâylia đã phát hiện ra một phương pháp mới để chuyển đổi CO2 thành methanol. Methanol là nhiên liệu lỏng hữu ích dùng để chạy ô tô, sưởi ấm nhà ở hoặc sản sinh điện trong pin nhiên liệu. Phát hiện mới hướng tới phát triển quá trình quang hợp nhân tạo, có thể thay thế cho việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong tương lai.


Bọ rôbôt trang bị microphone có thể giúp cứu hộ thiên tai

(12/11/2014)

Những con bọ rôbôt được điều khiển từ xa đến một ngày nào đó có thể trở thành những người cứu hộ có mặt đầu tiên tại các hiện trường xảy ra thảm họa để giúp xác định vị trí những người còn sống sót.


Lưu trữ năng lượng của tương lai

(05/11/2014)

Các thiết bị điện cá nhân như điện thoại di động và máy tính xách tay có thể tăng hiệu năng xử lý nhờ vào một số loại vật liệu nhẹ nhất trên thế giới.


Đột phá trong điện tử phân tử mở đường cho thế hệ mạch máy tính mới dựa trên AND

(05/11/2014)

Trong bài báo được công bố trên tạp chí Nature Nanotechnology, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã công bố đột phá quan trọng nhất trong thập kỷ hướng tới sự phát triển các mạch điện dựa trên ADN.


Kính hiển vi thế hệ mới

(05/11/2014)

Từ trước tới nay, các nhà khoa học nghĩ rằng họ đã đạt đến giới hạn của những gì mà họ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học. Tuy nhiên, giới hạn này có thể bị phá vỡ nhờ công trình nghiên cứu của nhà vật lý Eric Betzig tại Viện Y khoa Howard Hughes (Hoa Kỳ).