Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Cốc nước dừa trong giây phút cuối đời của Bác Hồ (19/05/2023)
-   +   A-   A+   In  
Những ngày đầu tháng 5, nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), tôi tìm gặp người lính cận vệ già của Bác năm xưa. Trong căn nhà giản dị nằm ở con ngõ nhỏ khu tập thể quận Ba Đình - Hà Nội, đón tôi là người đàn ông dáng gầy gò, tóc bạc. Ông là Trần Viết Hoàn (83 tuổi), người cận vệ của Bác Hồ từ năm 1966-1969.

Nhà ông Hoàn được bày trí khá giản dị, gọn gàng, vị trí trang trọng nhất trong phòng khách là bàn thờ Bác Hồ. Bức ảnh Người trang nghiêm với ánh mắt hiền từ như cùng cháu con sum họp tại nơi này. Bác là người cha, người ông trong gia đình người lính cận vệ năm xưa…

Ông Trần Viết Hoàn sinh ra và lớn lên ở vùng quê lúa Thái Bình (xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Phụ). Năm 1961, ông theo học tại trường trung cấp ngoại ngữ, khoa tiếng Nga.

Năm 1964, Bộ Công an mở lớp đào tạo đặc biệt, đào tạo những chiến sĩ cảnh vệ đầu tiên có nghiệp vụ công an để bảo vệ Đảng, bảo vệ Bác Hồ. Ông Hoàn nằm trong số những người được lựa chọn theo học lớp này tại Trường Công an nhân dân Trung ương (nay là Học viện An ninh nhân dân). Thời điểm đó, Bộ Công an có một số cục nghiệp vụ, trong đó có Cục Cảnh vệ mang phiên hiệu C22 (nay là Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, phiên hiệu K01).

Lớp ông Hoàn theo học là lớp đào tạo nghiệp vụ cảnh vệ đầu tiên của Cục Cảnh vệ, lấy phiên hiệu là C221.

Sau khi kết thúc khóa học, năm 1965, ông Hoàn được phân công về Cục Cảnh vệ công tác. Lúc này, đội của ông làm nhiệm vụ chuyên bảo vệ các sự kiện chính trị như mít tinh, hội nghị,… có Bác Hồ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự.

"Mỗi khi Bác Hồ đi công tác, chúng tôi có nhiệm vụ đi trên đường để bảo vệ, trà trộn vào quần chúng nhân dân ở từng địa điểm, nếu có di biến động trên đường chúng tôi kịp thời ngăn chặn.

Đến năm 1966, tôi chính thức được phân công về Đội 1 của Cục Cảnh vệ. Đội 1 chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch. Lúc này tôi được phân công trực tiếp bảo vệ nhà sàn, ở vòng gần Bác Hồ nhất", ông Hoàn kể.

Nhớ về những kỷ niệm với Bác Hồ, ông cho hay, những ký ức về Bác, dù là nhỏ nhất, chưa khi nào phai mờ trong tâm trí ông. Có một kỷ niệm khiến ông xúc động và khó quên nhất là phục vụ Bác những giây phút cuối đời.

Ông nhớ thời điểm đó, mỗi lần qua cơn nguy kịch, Bác thường chỉ hỏi 2 câu: "Hôm nay nước sông Hồng xuống chưa?" và "Hôm nay nhân dân miền Nam đánh thắng ở đâu?".

Người cận vệ già giải thích thêm, tháng 8/1969, miền Bắc mưa triền miên, nước sông Hồng lên cao. Trung ương lo đê sông Hồng vỡ và dự định sẽ đưa Bác lên khu K9 (Ba Vì, Hà Nội) cho an toàn, nhưng Bác không đồng ý. Bác nói "Bác không nỡ bỏ nhân dân, các chú lo cho Bác như thế nào thì cũng phải lo cho nhân dân như vậy".

Sau khi kết thúc khóa học, năm 1965, ông Hoàn được phân công về Cục Cảnh vệ công tác. Lúc này, đội của ông làm nhiệm vụ chuyên bảo vệ các sự kiện chính trị như mít tinh, hội nghị,… có Bác Hồ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự.

"Mỗi khi Bác Hồ đi công tác, chúng tôi có nhiệm vụ đi trên đường để bảo vệ, trà trộn vào quần chúng nhân dân ở từng địa điểm, nếu có di biến động trên đường chúng tôi kịp thời ngăn chặn.

Đến năm 1966, tôi chính thức được phân công về Đội 1 của Cục Cảnh vệ. Đội 1 chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch. Lúc này tôi được phân công trực tiếp bảo vệ nhà sàn, ở vòng gần Bác Hồ nhất", ông Hoàn kể.

Nhớ về những kỷ niệm với Bác Hồ, ông cho hay, những ký ức về Bác, dù là nhỏ nhất, chưa khi nào phai mờ trong tâm trí ông. Có một kỷ niệm khiến ông xúc động và khó quên nhất là phục vụ Bác những giây phút cuối đời.

Ông nhớ thời điểm đó, mỗi lần qua cơn nguy kịch, Bác thường chỉ hỏi 2 câu: "Hôm nay nước sông Hồng xuống chưa?" và "Hôm nay nhân dân miền Nam đánh thắng ở đâu?".

Người cận vệ già giải thích thêm, tháng 8/1969, miền Bắc mưa triền miên, nước sông Hồng lên cao. Trung ương lo đê sông Hồng vỡ và dự định sẽ đưa Bác lên khu K9 (Ba Vì, Hà Nội) cho an toàn, nhưng Bác không đồng ý. Bác nói "Bác không nỡ bỏ nhân dân, các chú lo cho Bác như thế nào thì cũng phải lo cho nhân dân như vậy".

Sau đó, Trung ương đã chuẩn bị nhiều xe lội nước cho Bác và để phục vụ nhân dân phòng khi đê sông Hồng vỡ.

Một kỷ niệm đặc biệt nữa là những giờ phút cuối đời, một lần qua cơn nguy kịch, Bác muốn được uống một chút nước dừa. Lúc này các giáo sư, bác sĩ bày tỏ lo lắng vì nước dừa tuy tốt nhưng không có lợi cho người bệnh, uống vào hay bị đầy bụng. Nhưng lúc này, như hiểu được lòng Bác, ông Vũ Kỳ - Thư ký riêng của Bác - đã nói với các chiến sĩ cảnh vệ ra 2 cây dừa trước nhà sàn hái dừa cho Bác uống.

"Trước nhà sàn của Bác có 4 cây dừa, 2 cây ở bờ ao là giống dừa Bác mang về từ Indonesia, còn 2 cây trong hàng dâm bụt là giống dừa từ miền Nam. Bác đã trực tiếp chăm sóc cho 2 cây dừa miền Nam này. Bác chăm sóc 2 cây dừa này lớn đều nhau, nếu thấy cây nào cao hơn, Bác lại tập trung chăm cho cây kia để chúng bằng nhau. Chúng tôi đã lấy mỗi cây một quả dừa, sau đó hòa nước từ 2 quả này vào chiếc cốc và tách chút cùi dừa từ 2 quả để vào mang đưa cho ông Vũ Kỳ. Khi ông Vũ Kỳ mang vào, Bác chỉ nhấp một ngụm nước dừa rất nhỏ, còn cùi dừa Bác không ăn được", ông Hoàn nhớ lại và chia sẻ thêm, Bác nhấp một chút nước dừa để coi như được mang vào cõi trường sinh nỗi nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà.

"Cuối đời, Bác vẫn day dứt nỗi nhớ miền Nam, lo cho miền Nam vì vẫn còn bóng quân thù", ông Hoàn nói.

Ông Hoàn kể, mặc dù rất bận nhưng hàng ngày Bác vẫn hay đến chỗ ăn, ở của các chiến sĩ cảnh vệ hỏi thăm, động viên và xem các chiến sĩ tập luyện.

"Bác Hồ rất chú trọng đến việc rèn luyện sức khỏe, Bác có nói với các chiến sĩ cảnh vệ hãy trồng cây dâm bụt ở đoạn đường từ nơi ở đến nhà ăn. Hàng ngày, mỗi lần đi ăn các chiến sĩ hãy nhảy qua cây dâm bụt, cây cao bao nhiêu thì nhảy cao bấy nhiêu, đó cũng là cách để rèn luyện sức khỏe. Sau này, cây dâm bụt đó được đặt tên là cây khổ luyện thành tài", ông Hoàn kể tiếp.

Kể đến đây, giọng người cận vệ già nghẹn lại, lúc sau ông kể tiếp, Bác là người sống rất giản dị và quan tâm đến người xung quanh. Mỗi lần Bác đi công tác, lúc về luôn có quà cho các chiến sĩ cảnh vệ, khi thì cái kẹo, lúc thì điếu thuốc, quả táo… quà tuy nhỏ nhưng ai cũng có. Bác đi công tác, các chiến sĩ cảnh vệ luôn có tâm trạng "mong như mong mẹ về chợ".

Vào mỗi buổi tối cuối tuần, các chiến sĩ cảnh vệ và mọi người đều được xem phim cùng Bác ở nhà khách Phủ Chủ tịch. Đặc biệt, hàng năm cứ vào đúng ngày 30 Tết, Bác thường chiêu đãi các chiến sĩ cảnh vệ một bữa cơm tất niên. Bữa cơm này Bác không dùng tiền ngân sách Nhà nước mà dùng tiền nhuận bút từ việc Bác viết bài cộng tác cho các báo. Nếu năm nào Bác đi công tác, Bác sẽ giao Thủ tướng Phạm Văn Đồng trực tiếp chuẩn bị bữa cơm tất niên cho các chiến sĩ cảnh vệ, cũng bằng tiền nhuận bút của Bác.

Trước khi vào giờ làm việc mỗi ngày hoặc trước bữa ăn, Bác thường đi bách bộ khoảng 10-15 phút. Có lần vào đầu giờ làm việc buổi chiều, ông Hoàn gánh nước tưới rau thì gặp Bác đi bộ. Ông tránh sang một bên và hạ gánh nước xuống để nhường đường và chào Bác, nhưng Bác nói "Này chú, việc chú chú cứ làm, việc Bác đi thì Bác đi, có ảnh hưởng gì đâu".

Sau đó một tuần, ông Hoàn cũng đang gánh nước và gặp Bác, ông lại tránh sang một bên và hạ gánh nước xuống chào Bác, Bác vẫy lại gần và nói: "Lần trước, Bác đã nói với chú rồi, chú không phải e dè, Bác cháu ta bình đẳng, việc cháu làm cháu cứ làm, việc Bác đi thì Bác cứ đi". Sau đó Bác còn trực tiếp hỏi han ông về gia đình, quê quán.

"Sống gần Bác mà có những kỷ niệm như thế, tôi quý lắm và sẽ nhớ mãi. Bác là lãnh tụ nhưng sống giản dị, bình đẳng, không phân trên - dưới, cao - thấp", ông Hoàn cảm nhận Bác Hồ gần gũi, thân tình như người ông, người cha của mình.

Nhiều cận vệ khác trong Phủ Chủ tịch khi đạp xe gặp Bác, xuống dắt xe chào cũng được nghe Bác dặn: "Chú có việc thì cứ đạp xe mà đi. Bác không phải cái đền mà trước đó có đề chữ "hạ mã" mà khi thấy Bác lại phải xuống dắt xe. Chúng ta đều bình đẳng".

Mỗi năm cứ đúng dịp sinh nhật Bác, Người thường cho anh em cận vệ xuống ao cá trước nhà sàn bắt những con cá thịt biếu các cụ già, cháu nhỏ, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cho anh em trong cơ quan, những người bảo vệ, phục vụ Bác được cải thiện bữa ăn.

"Bác sống giản dị lắm" - ông Hoàn nói, nhớ về Bác lại càng thấy hình bóng của một vị lãnh tụ thật vĩ đại nhưng cũng rất giản dị, thật gần gũi, luôn chân thành, quan tâm tới mọi người.

Năm 1954, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Bác từ khu Việt Bắc về Hà Nội, Trung ương đề xuất mời Bác về tòa nhà 4 tầng ở Phủ Chủ tịch làm việc nhưng Bác không đồng ý. Bác nói cái đó thuộc về nhân dân, rồi Bác tìm đến khu nhà của công nhân trong vườn cạnh ao cá để ở nhờ.

Bác ở và làm việc tại khu nhà công nhân đến năm 1958 mới đến khu nhà sàn ở.

Nhà sàn của Bác không sơn son thếp vàng, không nguy nga lộng lẫy mà rất đơn sơ, chỉ có vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Dưới mái nhà này, Bác Hồ nhiều đêm không ngủ, nghĩ về cách mạng miền Nam, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và nghĩ về đoàn kết quốc tế. Nơi đây chỉ có ý tưởng trồng cây, trồng người, chỉ có chân lý dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, tinh thần toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

Người cận vệ năm xưa vẫn còn nhớ như in những bữa cơm của Bác: Không cao lương mỹ vị, chỉ có bát canh, quả cà, lát cá kho hay thịt kho. Đặc biệt, khi ăn Bác không bao giờ để rơi một hạt cơm nào bởi lẽ Bác biết một hạt cơm là một giọt mồ hôi của người nông dân.

Đến chiếc xe ô tô Bác dùng đi công tác cũng rất giản dị. Đó là chiếc xe cũ do Liên Xô tặng, có thời điểm vỏ cao su bọc vô lăng bong ra, bốc mùi khó chịu chưa kịp sửa. Đúng lúc Bác đi công tác, đội xe mới vội lấy nước hoa xịt lên xe cho khỏi mùi cao su. Khi Bác bước lên xe phát hiện có mùi nước hoa, Bác nói với bảo vệ: "Không phải Bác không thích nước hoa, nhưng dân mình còn nghèo khổ, vị chủ tịch của những người nghèo khổ dùng nước hoa sao đành!".

Ông Hoàn kể, Bác mất ngày 2/9/1969, tức ngày 21/7 âm lịch, nên đến ngày 21/7 âm lịch năm 1994, thay mặt các cán bộ nhân viên trong Khu di tích Phủ Chủ tịch, ông sắp mâm cơm cúng giỗ Bác. Và từ đó đến nay, đúng ngày 21/7 âm lịch hàng năm, những người trông nom di sản của Người ở Phủ Chủ tịch đều thực hiện lễ hiếu đối với Bác.

Sau khi Bác mất, Bộ Công an điều động ông Hoàn sang làm nhiệm vụ trông nom, giữ gìn và phát huy giá trị Khu di tích của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch. Ông cũng tham gia vào việc xây dựng nội dung để cho ra đời Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Ông bày tỏ: "Mong sao góp thêm một chút nhỏ bé của mình với hôm nay, với mai sau để trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị di sản của Bác Hồ trường tồn cùng dân tộc".

"Khi Bác mất, tôi buông tay súng, chuyển sang tay chổi, tay bút để làm nhiệm vụ trông nom, gìn giữ và phát huy giá trị Khu di tích của Bác Hồ. Năm 1970, cơ quan cho tôi đi học Đại học Tổng hợp khoa Lịch sử, chuyên ngành bảo tồn, bảo tàng", ông Hoàn chia sẻ.

Sau khi học xong, ông Hoàn trở về Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh công tác. Năm 1988, ông giữ chức Giám đốc Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh (sau này đổi tên thành Bảo tàng Hồ Chí Minh).

Sau gần 5 năm làm cảnh vệ, 38 năm giữ gìn và chăm sóc nơi Bác từng sinh sống, làm việc, ông Hoàn nghỉ hưu. Ông có hai người con đang làm việc ở Phủ Chủ tịch, nối nghiệp cha giữ gìn và chăm sóc những kỷ vật của Bác.

Nguồn: dantri.com.vn

Số lượt đọc: 531

Về trang trước Về đầu trang