Tin KHCN trong nước
Viettel tiếp tục được cấp sáng chế độc quyền tại Hoa Kỳ (27/04/2023)
-   +   A-   A+   In  
Trong 4 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) được Cơ quan quản lý Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp 4 sáng chế độc quyền tại Hoa Kỳ, nâng tổng số lượng sáng chế được cấp tại quốc gia khó tính nhất thế giới lên con số 23 sáng chế.

Chỉ riêng trong năm 2022 và quý I năm 2023, Viettel có thêm 14 sáng chế độc quyền tại Hoa Kỳ, cao hơn 1,5 lần tổng số sáng chế độc quyền được cấp trong 3 năm trước đó. Viettel hiện là doanh nghiệp Việt Nam có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Hoa Kỳ nhất, bao trùm trên cả 3 lĩnh vực quân sự, dân sự và viễn thông.

Viettel với hoạt động sở hữu trí tuệ.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Viettel là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực đăng ký sáng chế tại Việt Nam với 505 đơn đăng ký sáng chế và 94 văn bằng sáng chế được cấp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đơn đăng ký sáng chế của Viettel gấp 1,5 lần so với tốc độ này của toàn Việt Nam, giai đoạn 2017-2022.

Với mục tiêu trở thành Tập đoàn Công nghệ toàn cầu, Viettel đặt mục tiêu thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học để các sản phẩm Make in Vietnam, Made by Viettel phát triển song hành cùng thế giới. Các giải pháp kỹ thuật được đăng ký sáng chế đều là giải pháp mang tính thực tiễn và ứng dụng cao trong lĩnh vực đăng ký.

Trong số sáng chế của Viettel, các sáng chế có tác giả là nữ chiếm 20,5%. Tại Viettel, phụ nữ tham gia hầu hết hoạt động nghiên cứu khoa học của Tập đoàn.

Nguồn: vietQ.vn

Số lượt đọc: 3083

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)