Tin KHCN trong nước
Năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế (13/04/2023)
-   +   A-   A+   In  
Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ tư vấn (Cục Sở hữu trí tuệ) cho rằng, năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, nhiều kết quả nghiên cứu được tạo ra chưa gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ nói riêng trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia và từng địa phương.

Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá, số lượng đăng ký bảo hộ sáng chế giai đoạn 2017- 2022 từ chủ thể doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học tăng nhanh so với giai đoạn 2013-2016 chứng tỏ năng lực hấp thu công nghệ, sáng chế của các doanh nghiệp Việt Nam tăng đáng kể, công tác nghiên cứu đã gắn kết nhiều hơn với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, các chủ thể Việt Nam chủ yếu là đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu, số lượng sáng chế chỉ bằng 1/8 so với chủ thể nước ngoài. Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mặc dù khá sôi động (thông qua việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng và nhãn hiệu) nhưng chưa có nhiều sản phẩm chứa hàm lượng trí tuệ cao. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng và nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng tạo ra công nghệ, đổi mới sáng tạo vẫn còn hạn chế.

Bên cạnh đó, số lượng đối tượng sở hữu trí tuệ chuyển giao (trong đó có sáng chế) quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản trí tuệ chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với đơn được nộp và các văn bằng bảo hộ được cấp. Điều này chứng tỏ hoạt động quản lý, khai thác tài sản trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng chưa thực sự hiệu quả.

Phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, đại diện Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ tư vấn (Cục Sở hữu trí tuệ) cho rằng, năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế; nhiều kết quả nghiên cứu được tạo ra chưa gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, sự hợp tác giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp chưa được chặt chẽ; liên kết theo chuỗi giá trị giữa các tác nhân nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh còn yếu.

Nguồn: vietQ.vn

Số lượt đọc: 4475

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất hoa chất lượng cao tại thành phố Cần Thơ (10/11/2022)
  • Nghiên cứu kết hợp các biện pháp xử lý và chiếu xạ để kiểm dịch vi khuẩn gây bệnh thối mục quả và nấm gây bệnh đốm đen trên vỏ quả có múi (10/11/2022)
  • Thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời đại số (10/11/2022)
  • Mời tham dự hội thảo giới thiệu “Ứng dụng AMAZ CARE - giải pháp chăm sóc sức khoẻ trực tuyến” (10/11/2022)
  • Mời tham dự "Hội chợ - triển lãm nuôi trồng, công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản, sản phẩm VietGAP, OCOP năm 2022 và phiên chợ khuyến mại quận Tân Bình năm 2022" (10/11/2022)
  • Tuần lễ Nước Việt Nam 2022: Tìm giải pháp phát triển bền vững ngành nước (10/11/2022)
  • Tuần lễ Nước Việt Nam 2022: Tìm giải pháp phát triển bền vững ngành nước (10/11/2022)
  • Sáng kiến Khoa học mùa 2: Tìm kiềm các giải pháp ứng dụng trong cuộc sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi (09/11/2022)
  • Góc nhìn chuyên gia về phát triển thị trường khoa học và công nghệ (09/11/2022)
  • Hoàn thiện và làm chủ công nghệ sản xuất mực in nano bạc dùng trong chế tạo linh kiện vi điện tử và hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản (09/11/2022)