Tin KHCN trong nước
Phát triển khoa học và công nghệ gắn kết với kinh tế - xã hội (02/12/2022)
-   +   A-   A+   In  
Sự cần thiết, tính cấp bách phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội hàm chứa nhiều khía cạnh với các mức độ khác nhau. Bài báo không chỉ làm rõ nội hàm, phạm vi, tính chất của sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN, gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội, mà còn lý giải về sự khác biệt trong thành công trên thực tế và chỉ ra cách thức để chủ động nâng cao tác dụng và phát huy ý nghĩa của mối quan hệ này.

Sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội

Sự cần thiết, tính cấp bách luôn có ý nghĩa mở đầu khi tiến hành một công việc nào đó. Đối với phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội, đề cập tới sự cần thiết và tính cấp bách càng có ý nghĩa quan trọng bởi các lý do:

Thứ nhất, phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội chưa được đẩy mạnh trên thực tế. Khẳng định sự cần thiết và tính cấp bách là cơ sở cho việc hình thành những điều mới mẻ, những thay đổi so với hiện tại. Chẳng hạn, KH&CN vốn chỉ đóng vai trò thứ yếu đã chuyển sang vai trò thiết yếu, sống còn đối với phát triển đất nước…

Thứ hai, phát triển KH&CN, gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội liên quan tới các phạm vi mang tính phổ biến, kết nối hệ thống, các quan hệ cơ bản. Làm rõ sự cần thiết, cấp bách phát triển KH&CN, gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội là xây dựng những nhận thức cơ sở để tiến hành hoạt động trên thực tế.

Thứ ba, phát triển KH&CN, gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội đòi hỏi phải tập trung nhiều nguồn lực, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Nhấn mạnh sự cần thiết, cấp bách thể hiện mức độ sẵn sàng đầu tư nguồn lực, đối đầu với các khó khăn, thách thức trong phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội.

Thứ tư, vẫn có các ý kiến cho rằng không cần thiết hoặc không thể có sự phát triển mới về KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội. Cần khẳng định để loại bỏ những quan niệm gây cản trở phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội còn thể hiện ở nhiều khía cạnh chiều sâu và khả năng lan tỏa rộng rãi.

Các mức độ phát huy

Có thể thấy, cách đặt vấn đề mới về sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội phần nào giống với hoạt động quảng cáo thông thường. Đó là phải gắn với những nhu cầu cụ thể, đối tượng cụ thể… và đạt được kết quả cụ thể. Để có được kết quả như quảng cáo thông thường, sự cần thiết và tính cấp bách phát triển KH&CN, gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội phải thực hiện những điều tương tự… Mặt khác, do phạm vi rộng hơn và tính chất phức tạp hơn, trong sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội còn phải chú ý đến quan hệ liên kết giữa các nhu cầu, các đối tượng…

Về ý nghĩa mở đầu của sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội gồm các mức độ: (1) Nhằm vào một trong các ý nghĩa như: làm cơ sở cho việc hình thành những điều mới mẻ về phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội; là những nhận thức làm cơ sở để tiến hành hoạt động trên thực tế về phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội; thể hiện mức độ sẵn sàng đầu tư nguồn lực, đối đầu với các khó khăn, thách thức trong phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội; loại bỏ những quan niệm gây cản trở phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội; (2) Đồng thời nhằm vào nhiều ý nghĩa mở đầu khác nhau của sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội.

Về sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo cơ chế thị trường, chính sách ngắn hạn và định hướng chiến lược dài hạn gồm các mức độ: (1) Có sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo cơ chế thị trường, theo chính sách ngắn hạn, theo định hướng chiến lược dài hạn; (2) Sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo chính sách ngắn hạn chuyển hóa thành cần thiết, cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo cơ chế thị trường; (3) Sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo định hướng chiến lược dài hạn chuyển hóa thành cần thiết, cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo chính sách ngắn hạn.

Về sự cần thiết, tính cấp bách đổi mới và phát triển KH&CN bao gồm các mức độ: (1) Lẫn lộn giữa cần thiết, cấp bách về đổi mới KH&CN và về phát triển KH&CN; (2) Phân biệt rõ giữa đổi mới KH&CN và phát triển KH&CN; đồng thời tập trung vào một trong hai mục tiêu: tính cấp bách đổi mới KH&CN và cần thiết, cấp bách phát triển KH&CN; (3) Phối hợp giữa cần thiết, cấp bách đổi mới KH&CN với cần thiết, cấp bách phát triển KH&CN.

Về sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo các chủ thể hoạt động bao gồm các mức độ: (1) Sự cần thiết, tính cấp phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo các chủ thể hoạt động riêng lẻ; (2) Phối hợp sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo chủ thể hoạt động trong từng nhóm (nhóm chủ thể nhà nước và các chủ thể hoạt động trên thị trường; nhóm chủ thể tạo ra kết quả KH&CN, chủ thể ứng dụng kết quả KH&CN và chủ thể trung gian môi giới; nhóm các chủ thể cùng hoạt động KH&CN, gắn kết KH&CN và kinh tế - xã hội có mối quan hệ liên kết nguồn lực đầu vào và thị trường đầu ra; nhóm chủ thể nhà nước, chủ thể hoạt động trên thị trường ở các lĩnh vực và địa bàn khác nhau); (3) Phối hợp sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo chủ thể hoạt động giữa các nhóm.

Về sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo khả năng và thái độ của xã hội bao gồm các mức độ: (1) Nhận thức vai trò KH&CN dẫn tới tôn trọng KH&CN; (2) Nhận thức vai trò KH&CN và hiểu biết KH&CN dẫn tới ủng hộ hoạt động KH&CN; (3) Nhận thức vai trò KH&CN, hiểu biết KH&CN và hành động KH&CN dẫn tới tham gia hoạt động KH&CN.

Cần nhấn mạnh, đi sâu phân biệt các mức độ không chỉ làm rõ nội hàm, phạm vi, tính chất của sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội, mà còn cho phép lý giải về khác biệt trong thành công trên thực tế và nhất là chỉ ra cách thức để chủ động nâng cao tác dụng và phát huy ý nghĩa của sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội.

Thực tế tại Việt Nam

Ở Việt Nam, Đảng ta đã chú trọng đề cập tới sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội. Mặc dù được kiên trì nhấn mạnh trong các văn kiện, văn bản của Đảng và Nhà nước, sự cần thiết và tính cấp bách phát triển KH&CN, gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội vẫn chưa thực sự hiện diện trên thực tế.

Có thể đặt ra nhiều câu hỏi: Tại sao được chú ý nhiều mà không mang lại chuyển biến tích cực? Phải chăng đã có những ngộ nhận về vai trò, ý nghĩa của việc nhấn mạnh đến sự cần thiết và tính cấp bách? Phải chăng cần bỏ qua sự cần thiết và tính cấp bách để chuyển sang các vấn đề khác?… Tuy nhiên, những kết quả rút ra trong phân tích ở trên đã chỉ ra cách tiếp cận của chúng ta về sự cần thiết và tính cấp bách phát triển KH&CN, gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội còn chưa toàn diện, đồng bộ, đủ sâu và thực chất.

Thực tế đã và đang diễn ra ở nước ta khẳng định cần thay đổi cách tiếp cận về sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội. Những phân tích mới không chỉ cho phép khắc phục những quan niệm giản đơn, hình thức…, mà còn cung cấp thước đo cụ thể để đánh giá hạn chế và chỉ rõ giải pháp góp phần hiện thực hóa sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội. Cụ thể là:

Một là, về cơ bản các nội dung ý nghĩa mở đầu của sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội đã được thể hiện ở nước ta.

Hai là, về sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo cơ chế thị trường, chính sách ngắn hạn và định hướng chiến lược dài hạn, chúng ta đã đạt được mức độ (1); nhiệm vụ đặt ra là hướng tới mức độ (2) và (3).

Ba là, về sự cần thiết, tính cấp bách đổi mới và phát triển KH&CN, chúng ta đã đạt được mức độ (2); nhiệm vụ đặt ra là hướng tới mức độ (3).

Bốn là, về sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo các chủ thể hoạt động, chúng ta đã đạt được mức độ (1); nhiệm vụ đặt ra là tăng cường mức độ (2) và (3).

Năm là, về sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội theo khả năng và thái độ của xã hội, chúng ta đã đạt được mức độ (1); nhiệm vụ đặt ra là tăng cường mức độ (2) và (3).

Hình 1. Đánh giá hiện trạng và gợi mở giải pháp về sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội ở nước ta (A: Ý nghĩa mở đầu; B: Theo cơ chế thị trường, chính sách ngắn hạn và định hướng chiến lược dài hạn; C: Đổi mới KH&CN và phát triển KH&CN; D: Theo các chủ thể hoạt động; Đ: Theo khả năng và thái độ của xã hội; Đường ̶ biểu thị phạm vi giới hạn hiện tại; đường --- biểu thị dư địa có thể khai thác). 

 

Nhìn vào hình 1 chúng ta thấy, kết quả đạt được về sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội ở nước ta hiện còn khá khiêm tốn, cùng với đó là dư địa lớn có thể tiếp tục khai thác để mở rộng/tăng cường sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội. Tận dụng dư địa này là nhiệm vụ cần tập trung giải quyết trong thời gian tới.

Ở Việt Nam, khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội còn rất lớn và đang có xu thế mở rộng. Để rút ngắn khoảng cách này, phải bắt đầu từ sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội. Với cách tiếp cận mới, chúng ta có thể chủ động thực hiện các giải pháp để nâng cao tác dụng thực tế của sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN và gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. K. Hoff, J.E. Stiglitz (2003), Thuyết kinh tế hiện đại và sự phát triển, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia: Tư duy phát triển hiện đại - Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

2. K. Schwab (2016), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 279 trang.

3. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2017), Các xu hướng lớn toàn cầu tác động đến khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Tổng luận số 4/2017, 65 trang.

4. World Bank (2010), Innovation Policy: A Guide for Developing Countries, http://hdl.handle.net/10986/2460.

Hoàng Xuân Long, Hoàng Lan Chi

Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

 

Nguồn: vietQ.vn

Số lượt đọc: 3398

Về trang trước Về đầu trang