Thông thường dầu chiết xuất từ tảo được sử dụng để sản xuất dầu diesel sinh học. Loại tảo này thường được trồng trên vật liệu trơ như bọt polyurethane hoặc nylon. Chúng ăn các chất dinh dưỡng được thêm vào nước để thúc đẩy sản xuất dầu.
Nhằm đơn giản hóa và hợp lý hóa các quy trình, các nhà khoa học từ Đại học Aston của Anh đã thử sử dụng bã cà phê vừa là phương tiện hỗ trợ vừa là nguồn dinh dưỡng cho tảo Chlorella vulgaris. Sau một số thử nghiệm, họ đã thành công, thu được dầu diesel sinh học tăng cường tạo ra lượng khí thải tối thiểu và hiệu suất động cơ tốt, đồng thời đáp ứng thông số kỹ thuật của Hoa Kỳ và Châu Âu.
Một mẫu tảo Chlorella vulgaris nuôi trong cà phê.
Dầu diesel sinh học chất lượng tốt nhất được sản xuất bằng cách cho tảo tiếp xúc với ánh sáng trong 20 giờ mỗi ngày, sau đó là bốn giờ trong bóng tối.
Tiến sĩ Vesna Najdanovic - người đứng đầu nhóm nghiên cứu cùng với Tiến sĩ Jiawei Wang cho biết: “Đây là bước đột phá trong hệ thống canh tác vi luật. Dầu diesel sinh học từ vi tảo gắn với bã cà phê đã qua sử dụng có thể là lựa chọn lý tưởng cho việc thương mại hóa nguyên liệu mới, tránh cạnh tranh với cây lương thực. Hơn nữa, sử dụng nguyên liệu mới này có thể làm giảm việc chặt phá cây cọ để lấy dầu sản xuất nhiên liệu sinh học".