Tin KHCN trong nước
37 nhà khoa học của Việt Nam vào Top nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới (17/10/2022)
-   +   A-   A+   In  

37 nhà khoa học Việt Nam đã lọt vào Top 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới. Trong đó có hai người lọt Top 10.000 trong bảng xếp hạng do nhóm giáo sư ĐH Stanford (Mỹ) nghiên cứu và vừa công bố.


GS. TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS. TS Lê Hoàng Sơn là 2 người lọt vào Top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới trong 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021, 2022

Bảng xếp hạng Top 100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới được nghiên cứu bởi nhóm Metrics của các giáo sư Jeroen Baas, Kevin Boyack và John P.A. Ioannidis (ĐH Stanford, Mỹ) được công bố trên tạp chí PLoS Biology (Mỹ) và website nhà xuất bản Elsevier. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn dữ liệu của Scopus tính đến ngày 1/9/2022, dựa trên nhiều tiêu chí như chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học, tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn), chỉ số Hirsch h-index, chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất, số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính và tác giả cuối cùng.

Cụ thể, PGS.TS Lê Hoàng Sơn (ĐH Quốc gia Hà Nội) là nhà khoa học Việt Nam xếp vị trí cao nhất ở bảng xếp hạng này, đứng thứ 5.816 thế giới. Tiếp theo là GS. TSKH Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) đứng thứ 2 với xếp hạng 7.454. Nếu so với bảng xếp hạng năm 2021 thì Việt Nam giảm 3 nhà khoa học trong Top 10.000. 

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn là 2 người lọt vào Top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới trong 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021, 2022.

Bên cạnh đó, nhóm giáo sư ĐH Standford còn công bố bảng xếp hạng 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới theo thành tựu trọn đời. Việt Nam có 7 nhà khoa học lọt vào bảng xếp hạng này.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 4322

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)