Tin KHCN trong nước
Chuyên gia hiến kế cho các đô thị về công nghệ xử lý rác thải rắn (01/09/2022)
-   +   A-   A+   In  
Rác thải rắn sinh hoạt không ngừng tăng sẽ là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội cho kinh tế tuần hoàn khi xem nó như tài nguyên tái sử dụng hiệu quả.

Khi rác chưa biến thành tài nguyên 

Ô nhiễm mùi, vi khuẩn, ô nhiễm nước, lãng phí đất cộng hưởng đe dọa sức khỏe… Điều này trở thành mối lo ngại lớn từ chất thải rắn sinh hoạt - nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.

TP Đà Nẵng hơn 1,1 triệu dân, có trên 1000 tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày. Trong thời gian dài, Đà Nẵng áp dụng công nghệ xử lý chất thải chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Bộc lộ nhiều điểm yếu sau gần 30 năm hoạt động, Khánh Sơn - bãi rác lớn nhất thành phố đang sắp vào kỳ quá tải, cấp bách cần tìm kiếm phương án xử lý. Người dân gồng mình hít thở không khí hôi hám cạnh núi chất thải ùn ứ, nỗi khổ đó không của riêng đô thị nào.

f03e2fc599275c790536

Trong khi cả nước đặt “mốc” phân loại rác tại nguồn vào năm 2025, nhiều địa phương lại chỉ mới phân loại trên tinh thần khuyến khích.  

 

Rác thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng cả số lượng lẫn chủng loại, trong đó thành phần chất thải nhựa cao. Năm 2021, 45/63 tỉnh, thành phố thải ra hơn 51.500 tấn/ngày và tỉ lệ thu gom đạt hơn 96%. Đối với khu vực miền Trung và Tây Nguyên, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phát sinh khoảng 8.500 tấn/ngày.

Thạc sĩ Phạm Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên chỉ ra công tác thu gom, công nghệ xử lý rác thải chưa hiệu quả. Chôn lấp vẫn là phương pháp phổ biến chiếm 70% và chỉ 10% bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Số còn lại chôn lấp không hợp vệ sinh, qua loa.

7dd6d9e56f07aa59f316

 Gom rác đổi quà tại Đà Nẵng 

Công nghệ lạc hậu không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, môi trường và các bãi chôn lấp chưa được đầu tư xử lý khí thải và nước rỉ rác. Phương pháp xử lý chất thải thô sơ, chủ yếu là phun chế phẩm sinh học hạn chế mùi và côn trùng, rắc vôi khử khuẩn.

Ông Phạm Hồng Sơn đánh giá: “Gần đây, miền Trung và Tây Nguyên có khoảng 173 cơ sở xử lý bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Tỷ lệ các công nghệ được áp dụng là: Chôn lấp hợp vệ sinh 30%, đốt 10 %, sản xuất phân vi sinh 7%”. Đáng chú ý, lượng bãi không hợp vệ sinh chiếm hơn 50% với 102 bãi chủ yếu là các bãi rác hở, lộ thiên trên toàn bộ khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đây là những con số khiến nhiều người nghe không khỏi bất ngờ."

Hướng tới xã hội tái chế và xu hướng công nghệ đốt rác phát điện

“Nhiều năm nay, các đơn vị làm công tác vệ sinh môi trường đô thị nhận thức được trách nhiệm lớn, đã ngày đêm lao động quên mình, học hỏi, đổi mới công nghệ giữ cho đô thị xanh - sạch - đẹp. Tuy nhiên, tại Việt Nam rác vẫn chưa là tài nguyên. Kết quả chuyển đổi còn hạn chế, chưa đồng bộ một phần do thiếu cơ chế chính sách cụ thể”, PGS. TS Nguyễn Văn Liên, Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam nhận xét.

8c7a497dff9f3ac1638e (1)

 Nhiều công nghệ tiên tiến xử lý chất thải cần doanh nghiệp đầu tư

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Liên, công nghệ xử lý rác hiện nay rất phong phú, quan trọng là tùy nguồn lực để lựa chọn quy trình hoàn thiện. Vấn đề chính sách hiện hành chưa đủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Qua 20 năm thâm niêm trong lĩnh vực xử lý chất thải tại tỉnh Ninh Thuận, ông Trần Bình Minh, Công ty TNHH Môi trường Nam Thuận đã trải nghiệm và cập nhật nhiều loại công nghệ từ làm tái chế, đốt rác tạo nhiệt đến đốt rác phát điện.

Ông Minh cho biết: “Hiện nay không thiếu công nghệ nhưng thiếu môi trường đầu tư hấp dẫn. Doanh nghiệp tư nhân tham gia xử lý môi trường chưa được ưu tiên quỹ đất phù hợp, mỗi tỉnh “gõ mỗi phách”, giá thành sản phẩm tái chế cao hơn sản phẩm thông thường nên chưa có đầu ra”.

bec8883a3ed8fb86a2c9

 Đề xuất miễn giảm thuế kích cầu tiêu dùng xanh

“Chúng tôi kiến nghị giảm miễn thuế sản phẩm tái chế để khuyến khích người dân tiêu dùng xanh, khuyến khích doanh nghiệp thay đổi trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm hàng hóa tốt cho xã hội. Sản phẩm phải được thương mại hoá mới có thể xem đó là tài nguyên, sử dụng qua nhiều vòng đời rồi tiến tới đốt rác phát điện”, ông Bình Minh chia sẻ thêm.

Cùng quan điểm với ông Minh, ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Biwase nhận định doanh nghiệp chưa mặn mà với quản lý chất thải rắn sinh hoạt dẫn đến chỉ tham gia mang tính phong trào chưa tập trung đầu tư vì lợi nhuận. “Cần chính sách bảo trợ, hỗ trợ, bù giá để giảm giá thành sản phẩm tái chế, giúp sản phẩm dễ tiêu thụ hơn như: phân hữu cơ, gạch vỉa hè, hạt nhựa tái chế…”, ông Thiền nói.

rac

 Cần nâng cao ý thức cho người dân trong phân loại rác

Điện rác là xu hướng công nghệ được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong các loại công nghệ xử lý chất thải rắn. Tuy nhiên, thực tế điện rác công suất không đáng kể so với tổng nhu cầu, trong khi đó đầu tư vốn cho dự án xử lý chất thải công nghệ hiện đại rất cao, nhiều rủi ro, doanh nghiệp rất cần chính sách ưu tiên đấu nối với giá cả tốt làm động lực.

29724ab4fc5639086047

Nhiều chuyên gia xử lý chất thải rắn trong nước và quốc tế tới Đà Nẵng 

Từ những năm 1960, Nhật Bản sớm tiến hành giải quyết nhiều vấn đề về rác để vận hành kinh tế tuần hoàn, phát triển xã hội tái chế thành công. Chính sách của Nhật thực hiện thông qua sự thống nhất mạnh mẽ giữa các đô thị với quyết tâm cao đã dần thuyết phục được người dân áp dụng hệ thống thu phí theo lượng thải.

HÔ hình rác

Không thiếu công nghệ hiện đại xử lý rác

Ông Hideki Wada - đại diện Công ty TNHH Quy hoạch chất thải Việt Nam dẫn chứng về hiệu quả kiểm soát chất thải tại các đô thị thay đổi rõ nét khi thu giá dịch vụ theo thể tích: "Tại TP Machida, Tokyo, khối lượng thu gom giảm rõ từ 1.044g/người/ngày xuống 950g/người/ngày"

“Công nghệ tiên tiến nào có thể áp dụng khi phù hợp nguồn lực của địa phương, nhưng phải làm cho doanh nghiệp hào hứng ồ ạt đầu tư vào rác như đầu tư cho năng lượng, cho bất động sản thì những cơ chế chính sách phải đi trước một bước”, ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Biwase nhấn mạnh.

3fd76da5ba477f192656

Tìm giải pháp từ các chuyên gia

Hội thảo và triển lãm “Những giải pháp và công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam” diễn ra tại TP Đà Nẵng ngày 25-26/8 quy tụ nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế. Tại đây, lãnh đạo, doanh nghiệp Đà Nẵng nói riêng, các đô thị lớn của Việt Nam có cơ hội lắng nghe tiếng nói đa chiều ở đa lĩnh vực.

Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cho hay: “Tôi rất tâm đắc mô hình của Nhật Bản hướng tới xã hội tái chế; mô hình sử dụng nước thải và tái sử dụng nước thải, đặc biệt là công nghệ đốt rác phát điện quy mô lớn… Đó là những gợi mở hay cho Đà Nẵng cũng như các đô thị tại Việt Nam học học hỏi”.

Nguồn: sohuutritue.net.vn

Số lượt đọc: 4624

Về trang trước Về đầu trang