Tin KHCN trong nước
Đề xuất mở rộng lĩnh vực xét giải thưởng Tạ Quang Bửu (19/08/2022)
-   +   A-   A+   In  

Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), được tổ chức định kỳ ba năm một lần nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc, góp phần thúc đẩy KHCN Việt Nam hội nhập và phát triển.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu: Khích lệ, tôn vinh các nhà khoa học xuất sắc  - Ảnh 1.

Khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc

Bộ KHCN đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/01/2015 về việc ban hành Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu.

Theo dự thảo, Giải thưởng được xem xét trong phạm vi nghiên cứu cơ bản ở 2 nhóm lĩnh vực:

a) Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Khoa học y, dược và Khoa học nông nghiệp.

b) Khoa học xã hội, Khoa học nhân văn.

Như vậy, so với Thông tư 01/2015/TT-BKHCN dự thảo đề xuất mở rộng lĩnh vực xét giải thưởng, bổ sung lĩnh vực Khoa học Xã hội, Khoa học Nhân văn.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất sửa cơ cấu giải thưởng. Cụ thể, tối đa 3 Giải thưởng chính (trước đây từ 1 - 3) đối với mỗi nhóm lĩnh vực; tối đa 2 Giải thưởng (trước là 1) dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35) tuổi đối với mỗi nhóm lĩnh vực nêu trên.

Theo Bộ KHCN, việc thay đổi cơ cấu giải thưởng theo hướng tăng giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ nhằm khuyến khích các nhà khoa học trẻ say mê nghiên cứu cơ bản.

Ngoài ra, để Giải thưởng có tính lan tỏa rộng, hướng đến mục tiêu khích lệ nhà khoa học, thúc đẩy khoa học Việt Nam phát triển và hội nhập, dự thảo đề xuất không trao Giải thưởng chính Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho 1 nhà khoa học hơn 1 lần.

Bộ KHCN đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo này trên Cổng TTĐT của Bộ.

Nguồn: baochinhphu.vn

Số lượt đọc: 2423

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)