Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics của Việt Nam (01/08/2022)
-   +   A-   A+   In  
Chất lượng sản phẩm - dịch vụ ngày càng đóng một vai trò hết sức to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Logistics là một trong những ngành dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới và mỗi quốc gia, logistics quyết định sự lưu thông toàn bộ chuỗi cung ứng sản xuất - phân phối hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, dịch vụ và chất lượng lượng dịch vụ ngày càng trở lên là một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. 

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khá nhanh từ 14% ÷ 16%/năm và đóng góp khoảng 3% vào GDP của cả nước. Tuy nhiên, chi phí logistics của Việt Nam hiện nay vẫn cao so với thế giới và khu vực, theo thống kê WB năm 2018 (chi phí logistics của Việt Nam từ 20 ÷ 25 % trong GDP, cao hơn các nước phát triển khoảng 9% ÷ 15%), chi phí logistics cao đang là một trong những rào cản lớn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ logistics, cung cấp các dịch vụ logistics quốc tế và nội đia, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Báo cáo kiến nghị của Bộ Công thương (năm 2019) cần tập trung hơn vào việc đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm bớt hoặc đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực logistics, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng logistics quan trọng. Các cơ quan quản lý, hiệp hội và doanh nghiệp cũng cần quan tâm việc lồng ghép nhiệm vụ hội nhập và hợp tác trong khu vực vào quá trình mở cửa thị trường, mở rộng mạng lưới đào tạo, tăng cường tuyên truyền, thông tin, hoàn thiện khung thể chế và cơ chế quản lý nhà nước để phát triển ngành logistics… trong đó:

- Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại được cấu thành bởi 4 yếu tố chính: Chính sách phát triển, luật pháp điều chỉnh; Kết cấu hạ tầng; Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics; Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics.

- Hoạt động thương mại, dịch vụ logistics được tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn việc như: kho hàng, quản lý tồn kho, kho ngoại quan, khai báo hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, đóng gói hàng, dán nhãn ký hiệu mã, xử lý đơn hàng, xếp dỡ hàng hóa, giao nhận, vận tải, môi giới bảo hiểm, phân phối, kiểm tra chất lượng, lắp ráp, thu hồi hàng về, chuỗi cung ứng… theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao, do vậy đi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ logistics cần nâng cao chất lượng dịch vụ.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Cơ quan chủ trì Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Đinh Quang Toàn thực hiện “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics của Việt Nam” với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của ngành logsitics Việt Nam, do vậy mục đích đề tài tập trung nghiên cứu.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến CLDV logistics của Việt Nam giai đoạn 2012÷2019, bao gồm cả những yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, tạo ra các tác động tích cực lẫn tiêu cực. Sự hạn chế về quy mô doanh nghiệp, vốn, về kinh ngiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động logistics quốc tế, điều này khiến cho chi phí dịch vụ của các doanh nghiệp vận tải và logistics của Việt Nam cao, chất lượng một số dịch vụ và tính chuyên nghiệp chưa đồng đều. Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, việc phát triển các ứng dụng công nghệ vào ngành dịch vụ, doanh nghiệp nào tận dụng được xu thế, giải quyết được bài toán quản trị và nhân lực sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, CLDV, năng suất lao động và giảm chi phí logistics.

Quan điểm phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam đến năm 2025 được nêu rõ tại Quyết định số 200/QĐ-TTg của Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Định hướng phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam đến năm 2030, dựa trên căn cứ Quyết định số 1012/QĐ-TTg của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Ngành logistics Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Song chính sách và pháp luật điều chỉnh DV logistics chưa thực sự hoàn thiện, còn tồn tại những bất cập làm hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời chưa điều chỉnh hết nhu cầu phát triển của DV logistics. Sau một thời gian dài phát triển, DV logistics đã được thể chế hóa trong Luật Thương mại 2005, với việc ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP và Chỉ thị 21/CT-TTg của Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho dịch vụ logistic phát triển. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn thực hiện, các văn bản pháp lý điều chỉnh DV logistics đã bộc lộ những bất cập làm hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, do vậy giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh CMCN 4.0 và thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay. Muốn hoàn thiện pháp luật nói chung và DV logistics nói riêng, việc phải đáp ứng yêu cầu của tự do hóa thương mại - là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên nhằm làm cho luồng hàng hóa di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

- Thông qua cơ sở lý luận về dịch vụ, chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ logistics cùng với nội dung về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics. Cùng các nội dung tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ logistics về mặt: thời gian giao nhận hàng; độ an toàn của hàng hóa; chi phí; cách thức phục vụ; chất lượng dịch vụ. Và nội dung trong việc lựa chọn mô hình (định tính, định lượng) đánh giá chất lượng dịch vụ logistics, cùng với việc ứng dụng mô hình Lambert và Jan Havenga trong chi phí logistics làm cơ sở giúp lựa chọn mô hình phù hợp phục vụ công tác đánh giá chất lượng dịch vụ logistics, trên cơ sở đó chỉ ra những nhân tố (bên trong và bên ngoài) ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ logistics.

- Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ logistics Việt Nam giai đoạn 2012÷2019, quá trình phân tích đã chỉ ra các nhân tố (bên trong và bên ngoài) làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ logistics của Việt Nam giai đoạn 2012÷2019.

- Kết hợp với các nội dung về quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nhóm tác giả đề xuất giải pháp tổng thể với 8 yếu tố cơ bản nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ logistics và làm cơ sở nền tảng phục vụ cho việc nhóm nghiên cứu đề xuất 6 giải pháp chi tiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế - thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

- Để nhóm giải pháp đã đề xuất đạt được hiệu quả cao, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp đánh giá giải pháp với mục tiêu nghiên cứu, đồng thời kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, đơn vị chuyên ngành có liên quan.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17287/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 3414

Về trang trước Về đầu trang