Tin KHCN nước ngoài
Phát triển vật liệu từ vỏ tôm phế thải làm cho xi măng chắc chắn hơn (06/08/2022)
-   +   A-   A+   In  
Việc sản xuất xi măng gây nguồn phát thải carbon rất lớn, vì vậy càng ít sử dụng càng tốt. Một nghiên cứu mới cho thấy, xi măng có thể được chế tạo chắc chắn hơn nhiều khi bổ sung vật liệu có nguồn gốc từ vỏ tôm phế thải.

Giáo sư Somayeh Nassiri và các nhà khoa học từ Đại học Bang Washington đã phát triển nghiên cứu mới thông qua chiết xuất hợp chất được gọi là chitin từ vỏ tôm mà lẽ ra đã bị loại bỏ.

Chitin là chất tạo màng sinh học tự nhiên phong phú thứ hai trên thế giới (sau cellulose), được tìm thấy trong vỏ nhiều loài giáp xác khác nhau. Nó gần đây đã được sử dụng trong sản xuất màng bọc thực phẩm có thể ủ phân, các hạt nano diệt muỗi và một lớp phủ kháng khuẩn.

Giáo sư Somayeh Nassiri kiểm tra độ bền của khối xi măng khi tăng chitin.

Trong nghiên cứu mới nhất này, các nhà nghiên cứu đã thu được tinh thể nano chitin và sợi nano, mỗi tinh thể có chiều rộng bằng một phần nghìn chiều rộng sợi tóc người. Khi những thứ này được thêm vào hồ xi măng thông thường với tỷ lệ 0,05 trọng lượng, kết quả là xi măng đã cứng chắc hơn tới 40% khi uốn cong và mạnh hơn 12% khi nén.

Ngoài ra, so với xi măng thông thường, thời gian đông kết lâu hơn khoảng một giờ. Đây thực sự là chất lượng mong muốn trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi bê tông ướt, bê tông trộn sẵn vận chuyển đường dài đến địa điểm xây dựng. Thời gian đông kết dài hơn có thể do các sợi và tinh thể chitin đẩy lùi hạt xi măng riêng lẻ, làm thay đổi tính chất hydrat hóa của chúng.

Nhiều nghiên cứu vẫn cần được tiến hành, đặc biệt các nhà khoa học muốn xem xi măng ảnh hưởng như thế nào đến tính năng của bê tông mà nó được sử dụng. Cuối cùng, người ta hy vọng bằng cách làm cho xi măng cứng hơn sẽ phải sử dụng ít xi măng hơn, giảm lượng khí thải carbon của ngành xây dựng.

Nguồn: vietQ.vn

Số lượt đọc: 4179

Về trang trước Về đầu trang