Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu giải pháp công nghệ mới gia cố đê biển (11/03/2015)
-   +   A-   A+   In  

 “Nghiên cứu thành công giải pháp công nghệ mới và quy trình kỹ thuật gia cố, tăng cường ổn định lâu dài cho đê biển, ứng phó với tác động của sóng, nước tràn trong bão lớn và triều cường” là kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ mới trong gia cố đê biển bằng phương pháp neo đất, sử dụng phụ gia Consolid và chống xói mòn lớp bảo vệ mái”, Mã số KC08-03/11-15 do GS.TS Ngô Trí Viềng làm chủ nhiệm.

Theo GS.TS Ngô Trí Viềng, hiện nay đê biển Việt Nam chưa thể nói là ổn định vì đê biển hiện tại thiết kế chỉ giữ được với cơn bão từ cấp 10 trở xuống và mực nước triều tần suất 5%. Thực tế những năm gần đây bão xảy ra trên cấp 11, 12 vượt qua tần suất thiết kế gây thiệt hại về người và kinh tế xã hội. Bão lớn thường kèm theo nước dâng cùng với triều cường giúp cho sóng đánh trực tiếp vào đê biển và tràn qua đê gây xói lở và vỡ đê làm ngập lụt trên diện rộng và thiệt hại lớn cho vùng ven đê.

 

Năm 2010, đề tài “Nghiên cứu có cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp KHCN đảm bảo sự ổn định và độ bền của đê biển hiện có trong trường hợp sóng triều cường tràn qua đê”, mã số KC08-15/06-10 đã đạt được kết quả theo mục tiêu đề ra ban đầu là xác lập được cơ sở khoa học và đề xuất được các giải pháp công nghệ mới và quy trình kỹ thuật có tính khả thi cao. Đề tài được hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá cao và đề nghị cho tiếp tục bước hai nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ. Vì vậy, từ 2012 đến nay Bộ KH&CN đã cho phép triển khai đề tài KC08-03/11-15 này.

 

Đề tài này chủ yếu đi sâu hoàn thiện giải pháp công nghệ: Tăng cường ổn định lớp gia cố mái thượng lưu đê biển bằng biện pháp neo đất (đã được cấp bằng độc quyền sáng chế số 10096); Ứng dụng công nghệ phụ gia consolid để bảo vệ mái đê hạ lưu thay vì bằng bê tông hoặc đá; Ứng dụng công nghệ chống ăn mòn lớp bảo vệ mái đê biển do sóng gây ra; Ứng dụng cỏ có gia cố và không gia cố cho mái hạ lưu đê khi có sóng tràn qua.

 

Sau 3 năm nghiên cứu, đề tài được nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong phạm vi hai tỉnh Nam Định và Thái Bình là hai vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp gió bão, là hai tỉnh chịu các trận bão lớn khi vào bờ biển Việt Nam.

 

Giải pháp công nghệ chống mài mòn do sóng và chống ăn mòn do xâm thực của nước biển đối với kè bê tông bảo vệ mái thượng lưu đê biển đã đem lại kết quả hữu hiệu. Kết quả nghiên cứu sử dụng các phụ gia làm tăng độ đặc chắc của kết cấu đá bê tông đến mức tối ưu, hạn chế khả năng xâm nhập của nước vào trong kết cấu bê tông, nhờ đó giảm được xâm thực.

 

Nhóm nghiên cứu còn đăng được 10 bài báo; bằng độc quyền sáng chế- số 10096 “Neo gia cố các tấm lát mái bảo vệ đê biển” theo Quyết định số 9903/QĐ-SHTT ngày 29/02/2012. Đề tài có 4 nghiên cứu sinh và 8 học viên cao học bảo vệ luận văn thành công.

 

Với những kết quả đạt được, ngày 07/3/2015 vừa qua, Hội đồng Nghiệm thu cấp Nhà nước đã nghiệm thu đề tài đạt loại Khá.

Nguồn: most.gov.vn

Số lượt đọc: 9121

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)