Tin KHCN nước ngoài
Công nghệ mới giúp biến nước biển thành nước uống chỉ bằng một nút nhấn (11/05/2022)
-   +   A-   A+   In  
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát minh ra một thiết bị điện có thể biến nước biển thành nước uống chỉ bằng một nút nhấn.

Công nghệ mới do MIT thiết kế mang tên “phân cực nồng độ ion” (ICP) có kích thước nhỏ tương đương một chiếc vali. Thiết bị này nặng chưa đến 10kg và có thể được cung cấp năng lượng bằng bảng năng lượng mặt trời di động. Về cơ bản, thiết bị khử muối này có thể loại bỏ các phân tử muối, vi khuẩn và vi rút khỏi nước biển thông qua điện trường giữa hai lớp màng lọc. Chỉ với một nút nhấn, có thể tự động tạo ra nước uống có thể uống được vượt qua tiêu chuẩn chất lượng của Tổ chức Y tế Thế giới

Thiết bị này không dựa vào bất kỳ bộ lọc nào như các máy khử muối truyền thống. Thay vào đó, nó làm vỡ nước bằng dòng điện để loại bỏ các khoáng chất như các hạt muối khỏi nước.

cong nghe moi

Thiết bị mới của MIT giải quyết được một số vấn đề gây ra cho hầu hết các máy khử muối thương mại. Thứ nhất, việc đẩy nước  qua các bộ lọc trong máy bơm khá tốn năng lượng nên rất khó để tạo ra một phiên bản di động nhỏ hơn. Thay vào đó, thiết bị của nhóm MIT dựa trên một quy trình gọi là phân cực nồng độ ion (ICP), sử dụng điện trường đi qua các màng ở trên và dưới kênh nước để loại bỏ các hạt tích điện và chất gây ô nhiễm. Các chất thải sau khi được lọc sẽ theo một kênh nước riêng biệt.

Hiện nay mẫu thử nghiệm đã thành công và tạo ra 300ml nước uống mỗi giờ, với mức tiêu thụ 20 watt giờ điện mỗi lít. 

Theo nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), thiết bị này không dựa vào bất kỳ bộ lọc nào như các máy khử muối truyền thống. Do tính di động và không yêu cầu bộ lọc thay thế, nó có thể ứng dụng ở rất nhiều nơi bao gồm để sử dụng ở những khu vực hẻo lánh và thiếu hụt tài nguyên nghiêm trọng đặc biệt hữu ích cho những người sống ở những nơi ven biển như California hoặc những người đang phải đối phó với hạn hán do biến đổi khí hậu.

Jongyoon Han, giáo sư kỹ thuật điện và khoa học máy tính và kỹ thuật sinh học tại MIT và cũng là tác giả chính của công trình cho biết ông muốn giải quyết những thách thức ngoài việc khử muối bao gồm phát hiện và loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong nước như kim loại nặng và các mầm bệnh gây bệnh như vi rút và vi khuẩn.

“Hầu hết các chất gây ô nhiễm này là điện tích mở, vì vậy về mặt kỹ thuật, chúng tôi có cơ hội loại bỏ một loạt các chất gây ô nhiễm như chì và vi khuẩn. Trong tương lai, chúng tôi muốn thiết kế hệ thống của mình để loại bỏ các chất thải công nghiệp", giáo sư Jongyoon Han cho biết thêm.

 

Nguồn: sohuutritue.net.vn

Số lượt đọc: 3609

Về trang trước Về đầu trang