Tin KHCN trong nước
Chính thức phát động Giải thưởng Sao Khuê 2022 (24/01/2022)
-   +   A-   A+   In  
Giải thưởng Sao Khuê 2022 chính thức nhận hồ sơ từ nay đến hết ngày 13/3, tiếp tục lựa chọn và vinh danh các nền tảng, dịch vụ, giải pháp số trong 6 nhóm, lĩnh vực.

Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (Vinasa) vừa chính thức phát động Giải thưởng Sao Khuê 2022 ở 6 nhóm gồm: Các giải pháp, sản phẩm số (bình xét theo 21 lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành); các nền tảng chuyển đổi số; các giải pháp công nghệ tiên phong (AI, IoT, Big Data, Cloud, Blockchain, Robotics, VR, AR, XR, in 3D...); các sản phẩm, giải pháp khởi nghiệp số; các sản phẩm, giải pháp phần mềm mới; các dịch vụ công nghệ thông tin (9 lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành).

Giải thưởng Sao Khuê có mục đích lựa chọn, tôn vinh và phổ biến các nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ số Việt Nam xuất sắc hàng năm. Qua 18 năm tổ chức, 1.269 nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ xuất sắc đã được vinh danh.

Giải thưởng đã trở thành kênh truyền thông, quảng bá, định hướng thị trường hiệu quả, chắp cánh cho hàng nghìn thương hiệu phần mềm và đồng hành cùng sự phát triển, lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam như FPT, VNPT, Viettel, MISA, KMS, TMA, Rikkeisoft, FSI, Bravo…

Theo Bộ TT&TT, 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện. Năm 2022 cũng là năm đầu thực hiện các chiến lược mới như hạ tầng số, dữ liệu, công nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Các doanh nghiệp công nghệ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc này. Giải thưởng Sao Khuê 2022 chính thức nhận hồ sơ từ nay đến hết ngày 13/3.

Vòng sơ loại hồ sơ dự kiến ngày 15/3. Vòng thuyết trình và thẩm định dự kiến từ 16-17/3. Vòng bình chọn chung kết dự kiến 19/3. Lễ công bố và trao giải thưởng dự kiến ngày 23/4.

Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vinasa cho biết, các nền tảng, dịch vụ, giải pháp số trong giai đoạn này, không chỉ có nhiệm vụ mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp công nghệ, mà cao hơn, quan trọng hơn là sứ mệnh giúp các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, nhanh chóng phục hồi sau đại dịch và tạo được giá trị mới, lợi thế cạnh tranh.

Giải thưởng sẽ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ xuất sắc, giá trị tốt và đồng hành cùng doanh nghiệp số để nhanh chóng lan tỏa những giá trị này tới các tổ chức, doanh nghiệp, giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Nguồn: vietQ.vn

Số lượt đọc: 2539

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)